Hạn chế những biến tướng trong hoạt động tín ngưỡng đầu năm

Mai Hương |

Rút kinh nghiệm từ mùa lễ hội trước, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão.

“Thế tục hóa” hoạt động tín ngưỡng

Hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy để cướp lộc tại một số lễ hội: Lễ hội đúc Bụt tại (Vĩnh Phúc), hội làng Sơn Đồng (hay còn gọi là lễ hội Giằng Bông, Hà Nội), hội phết Hiền Quan (Phú Thọ)... là những tình trạng quen thuộc trong những năm gần đây. Ngoài ra, hiện tượng bày bán hàng rong, đổi tiền hưởng chênh lệch, tăng giá dịch vụ diễn ra ở một số lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Hiện tượng đặt tiền lễ không đúng nơi quy định, đặt tiền lẻ lên đầu/tay tượng Phật vẫn diễn ra ở nhiều nơi như chùa Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh)...

Mặt khác, một số lễ hội có nghi lễ rước lộc và tục cướp lộc xảy ra tình trạng đánh nhau khi những người bảo vệ lễ phẩm cố giữ, còn người dự hội lại cố tranh cướp. Việc lợi dụng tục cướp lộc của những người tham dự lễ hội đã làm mất đi nét truyền thống vốn rất đẹp của các lễ hội có từ nhiều đời nay.

Theo chuyên gia Văn hóa - PGS.TS Phạm Ngọc Trung, trước đây, lễ hội hạn hẹp hơn về không gian, cách tổ chức, các lễ hội được tổ chức xoay quanh không gian địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc tổ chức các lễ hội được mở rộng về quy mô, nội dung cũng như cách tổ chức. Từ đó, khách đến tham dự không chỉ là người dân ở địa phương mà còn là du khách thập phương hay du khách quốc tế. Bởi những lễ hội hiện nay đã được quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút đông đảo du khách.

Tuy nhiên, trong nhiều địa phương tổ chức lễ hội, bên cạnh những nơi tổ chức thành công thì vẫn có những nơi nghiêng về thương mại hóa, trục lợi kinh tế nhiều hơn là chú trọng văn hóa dân tộc. Vì thế, các nhà quản lý phải luôn luôn nắm chắc sợi dây kết nối, duy trì đúng hoạt động văn hóa với những nét tinh hoa. Bên cạnh đó cần phải đổi mới, phát triển các lễ hội để phù hợp với thời cuộc.

“Cần phát hiện hạn chế, phát huy điểm mạnh của từng lễ hội, không nên tổ chức thụ động, máy móc như những năm cũ hay học tập những lễ hội địa phương khác, na ná giống nhau. Cần có phương án, kết hợp các địa phương xung quanh để tạo điều kiện cho người dân, hạn chế những tiêu cực như những lễ hội trước kia từng mắc phải” - PGS.TS Phạm Ngọc Trung bày tỏ.

Còn theo PGS.TS Đinh Hồng Hải, Việt Nam là đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng, nền tảng văn hóa của đất nước tồn tại hàng nghìn năm qua và dựa trên thành tố văn hóa tín ngưỡng. Lễ và hội được hình thành dựa trên nền tảng văn hóa đó.

Trong bối cảnh hiện nay, theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm, Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội bao gồm các lễ hội lớn và nhỏ. Đây là số lượng rất nhiều trong 1 năm. Qua đó có dẫn đến sự biến đổi, dễ thấy nhất là sự biến đổi về số lượng.

Trong một số lễ hội tranh cướp, vì số người tham gia quá đông nên thay vì bước vào, người ta chen lấn xô đẩy như hoạt động đền Trần (Nam Định). Nếu ngày xưa các vị vua nhà Trần ban ấn thì cũng chỉ là nghi thức mang tính biểu tượng, ấn là vật để trong đền, không thể coi những tờ được ban phát là ấn. Như một số chuyên gia đề cập, chữ in trên tờ giấy phát ra chưa chắc đã đúng. Điều này khác so với ý nghĩa, quan niệm, kho tàng kiến thức mà cha ông ta để lại.

Rút kinh nghiệm từ mùa lễ hội trước

Để giải quyết, khắc phục những tồn tại và dần loại bỏ những mặt tiêu cực trong các lễ hội, không còn phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam, thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu đúng ý nghĩa, giá trị của lễ hội. Qua đó, các tập tục “chém lợn” (Lễ hội Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP.Bắc Ninh), “Tế trâu” (Lễ hội đền Pu Nhạ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đã được chính quyền và người dân các địa phương quyết định thay đổi hình thức tổ chức, giảm các hình ảnh phản cảm, bạo lực trong lễ hội.

Rút kinh nghiệm từ mùa lễ hội trước, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn số 1240/VHCS-NSVH gửi các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão.

Cục Văn hóa Cơ sở đề nghị các Sở Văn hóa - Thông tin; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính; kiên quyết không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, biến tướng trong dâng sao giải hạn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử di tích, lễ hội…

Ban tổ chức lễ hội cần xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội. Trường hợp xảy ra ẩu đả, mất an ninh, trật tự trong lễ hội, phải yêu cầu dừng tổ chức cho đến khi ổn định tình hình; có phương án an toàn giao thông, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống dịch COVID-19. Cục Văn hóa Cơ sở đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền về nét đẹp văn hóa, ý nghĩa biểu trưng của các thực hành lễ hội tới cộng đồng và công chúng…

Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở Ninh Thị Thu Hương nêu rõ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lễ hội chỉ diễn ra phần lễ còn phần hội đông người tham gia gần như bị hạn chế. Năm nay, các địa phương đều có phương án chuẩn bị tổ chức lễ hội truyền thống và chắc chắn sẽ thu hút được số lượng người khá đông tham gia lễ hội, thậm chí là có thể đột biến về số lượng người tham gia cũng như các hoạt động.

Cục Văn hóa Cơ sở đã làm việc với một số địa phương có hoạt động lễ hội còn hiện tượng gây tranh luận cũng như ý kiến trái chiều trong việc tổ chức ở các mùa lễ hội trước đây. Những lễ hội này cần phải có những biện pháp, kế hoạch phương án kịch bản để tổ chức sao cho tốt nhất.

“Năm nay, lễ hội tưng bừng hồi sinh, tôi cho rằng hàng loạt các vấn đề các nhà quản lý cần lưu tâm đó là tuyên truyền giáo dục cho người dân, khi chuẩn bị tổ chức lễ hội cần có sự tra cứu nội dung, chương trình cũng như lực lượng làm sao đáp ứng với tình hình thời cuộc...” (chuyên gia Văn hóa - PGS.TS Phạm Ngọc Trung)

Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Lễ hội xuân Ngọa Vân tổ chức trở lại sau 3 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 30.1 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), tại TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND TX.Đông Triều trang nghiêm tổ chức lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2023.

Người dân nô nức dự lễ hội đền thờ công chúa Minh Đạt bên dòng sông Chảy

Văn Đức |

Yên Bái - Hàng nghìn người nô nức tham dự Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà, huyện Yên Bình.

Có "nhờn luật" khi chặt chém giá cả, phí trông phương tiện ở lễ hội?

Việt Dũng |

Sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương tổ chức lễ hội với hàng nghìn khách du xuân tới, song họ phải chịu đựng cảnh "chặt chém" từ giá trông xe, đến thực phẩm.

Hà Nội: Ùn tắc liên miên tại nơi cầu vượt chữ C thi công chậm

HỮU CHÁNH |

Việc thi công cầu vượt hình chữ C diễn ra chậm chạp khiến khu vực nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch trở thành điểm nóng về ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Huấn luyện viên Troussier và mục tiêu World Cup của bóng đá Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Philippe Troussier có thể là người phù hợp thay thế ông Park Hang-seo dẫn dắt tuyển Việt Nam, mang theo tâm huyết hướng đến mục tiêu World Cup.

Miền Bắc sắp trở mưa phùn nồm ẩm kéo dài, giảm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm

AN AN |

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở Bắc Bộ lớn do khối không khí khô đang bao trùm khu vực này. Tuy nhiên, từ ngày 2.2 miền Bắc bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm.

Thí sinh mong Bộ GDĐT sớm công bố đề minh hoạ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Phùng Nhung |

Trước thông tin sẽ có đổi mới trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023, nhiều thí sinh mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề minh hoạ sớm hơn các năm để có phương hướng ôn tập tốt nhất.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Lễ hội xuân Ngọa Vân tổ chức trở lại sau 3 năm

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 30.1 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), tại TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND TX.Đông Triều trang nghiêm tổ chức lễ khai hội xuân Ngọa Vân năm 2023.

Người dân nô nức dự lễ hội đền thờ công chúa Minh Đạt bên dòng sông Chảy

Văn Đức |

Yên Bái - Hàng nghìn người nô nức tham dự Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà, huyện Yên Bình.

Có "nhờn luật" khi chặt chém giá cả, phí trông phương tiện ở lễ hội?

Việt Dũng |

Sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương tổ chức lễ hội với hàng nghìn khách du xuân tới, song họ phải chịu đựng cảnh "chặt chém" từ giá trông xe, đến thực phẩm.