Giải mã tên cung điện, biết chỗ vua “thưởng xuân”

lê tiên long |

Trong sử sách viết về các triều đại phong kiến Việt Nam, nếu thấy các cung điện có tên là Trường Xuân, Nghênh Xuân, Hợp Hoan... ta biết ngay là nơi vua “ngự” với các hoàng hậu, phi tần về đêm.

Như triều Tiền Lê, sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại các cung điện trong kinh đô Hoa Lư có tên là Phong Lưu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc, những cái tên mang màu sắc Đạo giáo, đều gợi ý nghĩa hoan lạc.

Riêng chỗ ngủ của vua Lê Hoàn gọi là điện Trường Xuân, tức là mùa xuân dài lâu. Đây chính là nơi Lê Hoàn qua đời tháng 3.1005 mà sử có ghi lại.

Từ tên các cung điện của vua nhà Tiền Lê như trên, mà nhà nghiên cứu lịch sử Tạ Chí Đại Trường còn suy luận về tên lầu Đại Vân mà Lê Hoàn khoe với sứ thần nhà Tống là Tống Cảo, có ý liên hệ với chuyện “mây mưa”. Tất nhiên đây cũng mới chỉ là giả thuyết của riêng nhà nghiên cứu này.

Sang đến thời Lý, kinh đô chuyển về thành Thăng Long, sử ghi việc vua đầu triều Lý Thái Tổ cho mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, có nghĩa là con rồng bay qua cửa ấy để đón nhận mùa xuân, ý là hưởng thú vui chăn gối. Cung này cũng gần với điện Long Thuỵ được giải thích rõ ràng “làm chỗ cho vua ngủ nghỉ”.

Cùng được xây với cung Long Thụy là cung Thuý Hoa với cùng mục đích, và khi cung này hoàn thành thì sử sách ghi lại việc khánh thành rất trang trọng, triều đình tiến hành đại xá thiên hạ, ban thưởng cho quan và lính, trong khi trong suốt nhiều năm quanh đó, không có sự kiện khánh thành cung điện nào khác được ghi nhận.

Năm 1029, sau khi kinh thành bị tàn phá bởi sự biến “Loạn tam vương”, vua Lý Thái Tông cho xây dựng lại tử cấm thành, trong đó có điện Trường Xuân sau điện Thiên Khánh, trên điện Trường Xuân có gác Đồ Long. Từ điện Thiên Khánh nối với điện Thiên An ở phía sau đều có bắc cầu gọi là cầu Phượng Hoàng, cái tên mang đậm nữ tính, ý rằng đây là nơi đi vào chỗ ở của các cung tần mỹ nữ trong cung.

Đến đời vua Lý Nhân Tông thì năm 1089 có ghi lại sự kiện liên quan đến cung Hợp Hoan, mà không cần phải giải thích công dụng của nó, ai cũng có thể hiểu ngay là để vua... sử dụng để làm gì.

Sang đến triều Trần, năm 1238, tức là sau khi Trần Thái Tông nhận truyền ngôi từ Lý Chiêu Hoàng tận 13 năm, kinh thành Thăng Long bị lụt, An Sinh Vương Trần Liễu là anh ruột vua chèo thuyền vào chầu, đã rẽ vào cung Lệ Thiên hiếp dâm cung phi cũ triều Lý. Vụ việc bị phát giác, tuy An Sinh Vương vẫn bị phạt cho phải phép nhưng vua lại cho đổi tên cung Lệ Thiên thành cung Thưởng Xuân, một sự việc nghe như... khen ngợi hành động ấy vậy.

Triều Hậu Lê, Nho giáo trở thành quốc giáo, nghi lễ trong triều đình nghiêm cẩn, chặt chẽ hơn, các tên cung điện phong lưu như trên không còn thấy xuất hiện nữa. Sau khi thời Lê Sơ không sách lập hoàng hậu, thời Lê Trung Hưng, Lê triều hội điển viết, nơi ở của Hoàng hậu là điện Vạn Thọ, cái tên hết sức nghiêm túc.

Sang triều Nguyễn, nơi ở của các hoàng thái hậu cũng thường mang chữ Thọ, thể hiện sự tôn kính, mong muốn các bà sống lâu, như chỗ ở của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ đẻ vua Minh Mạng) là cung Từ Thọ, còn cung Diên Thọ (tên trước đó là Trường Thọ) cũng là nơi ở của nhiều bà Hoàng thái hậu.

Ngoài cung Diên Thọ, nơi ở của các bà vợ vua triều Nguyễn khác còn có 2 cung nữa, để hợp thành “tam cung”, là cung Trường Sanh (Sinh), và cung Khôn Thái. Bên cạnh “tam cung”, là “lục viện” cũng đều mang những tính từ nói về tính cách quý giá của phụ nữ thời phong kiến, gồm các viện Thuận Huy, Đoan Thuận, Đoan Hòa, Đoan Huy, Đoan Trường, Đoan Trang.

Tuy tên các cung, viện nghiêm trang như vậy, nhưng đời sống chăn gối của các vua đầu triều Nguyễn cũng rất “hoành tráng”, như có tới 64 người con, vua Minh Mạng có tới 142 người con, đặc biệt vua Minh Mạng còn để lại truyền thuyết “nhất dạ lục giao”, tức là mỗi đêm ngủ với tận 6 bà vợ!

Theo tác giả Tôn Thất Bình trong quyển Đời sống trong Tử cấm thành, thì chỗ ngủ của vua Minh Mạng là ở điện Càn Thành, đó là nơi mà hằng đêm, các viên thái giám lần lượt đưa các cung phi đến ngủ với vua.

lê tiên long
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.