Đối đãi trong nhà

Việt Văn |

Tình cờ gặp lại cô bạn lớp trưởng hồi cấp 3 ở một tỉnh ngoại thành. Vẫn năng động, sôi nổi như ngày nào và đặc biệt là vẫn còn trí nhớ cực tốt, bạn ngồi kể vanh vách những kỷ niệm của một thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”.

Từ ông thầy dạy Toán mặt lúc nào cũng khó đăm đăm nhưng thực ra rất hóm hỉnh và thương yêu học trò, đến cô dạy Văn có giọng nói thỏ thẻ như rót mật vào tai. Lớp cấp 3 hồi ấy cũng toàn những anh chị tài. Như cậu N, đá cầu giỏi, thông minh nhưng lười học, lên bảng nhiều lần chứng minh lại định lý làm thầy giáo phải lắc đầu. Cô M mê cậu A ngồi bàn cuối cứ hay lãng đãng nhìn ra cửa sổ, liều đến nhà cậu tỏ tình bị chối từ, sau chuyển sang cậu C…

Những gương mặt của một thời ấy giờ mỗi người tứ xứ một phương, thi thoảng họp lớp tụ lại cũng không được ½. Cô bạn lớp trưởng giờ cũng là chủ vài công ty kinh doanh khá ổn, duy có chuyện gia đình không may. Trải qua hai cuộc hôn nhân tan vỡ, giờ như “chim sợ cành cong”, cô bảo không muốn dính vào cưới xin nữa, có chăng gặp anh nào hợp thì sống cùng cho khỏi cô đơn về già thôi. Còn không thì ở vậy, nuôi con…

Thấy anh lắng nghe chăm chú, cô thấy như được chia sẻ, càng trút bầu tâm sự. Cô bảo cuộc sống chung không ngờ phức tạp như thế, dù ngày xưa khi cô đi lấy chồng, mẹ cô đã bảo: Về nhà người ta, con phải kiềm chế bớt cái tôi lại thì mới hòa hợp được.

Tính cô vốn thẳng như ruột ngựa lại bướng bỉnh với suy nghĩ: Chỉ có người ngoài mới phải lo ứng xử ngoại giao, còn trong nhà cứ thẳng ruột ngựa, có sao nói vậy, theo kiểu mất lòng trước được lòng sau. Thế nên về nhà chồng được ba tháng, cô đã phải giục chồng ra ở riêng vì luôn “khẩu chiến” với mẹ chồng từ chuyện nhỏ như kho thịt sao cho ngon, đến chuyện lớn hơn như ăn món gì cho khỏi độc hại…

Chồng cô bản tính hiền lành, ít nói nhưng hơi cục, nhiều lần nhịn cô cho xong, nhưng lần đó vì cô cứ nhắc mãi chuyện quên mua sữa cho con, thế là nổi xung lên, văng tục. Và cô đã không thể tha thứ vì lời văng tục đó lại giữa chốn đông người.

Đến người chồng thứ hai, từ trải nghiệm trước, cô đã phanh bớt cái mồm lại nhưng vẫn không biết “đá đưa đầu lưỡi” mà anh chàng này khá nóng tính, nên giữa họ vẫn thường xuyên xảy ra những trận cãi vã bởi những chuyện không đâu. Thế là “anh đi đường anh, tôi đường tôi”. Cô bạn rút ra kết luận: Ứng xử, đối đãi với người thân trong nhà còn khó hơn ngoài xã hội. Không khéo là thua luôn!

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Hình tượng người cha và cách của Ngô Cẩn Ngôn ứng xử ở phim Mặc vũ vân gian

ĐÔNG DU |

Cách ứng xử với cha của nhân vật Khương Lê (Ngô Cẩn Ngôn) đóng trong phim "Mặc vũ vân gian" đang là đề tài được khán giả quan tâm, thảo luận.

Cán bộ công đoàn cơ sở huyện Vĩnh Thuận sôi nổi tranh tài kiến thức, ứng xử thông minh

NGUYÊN ANH |

Thông qua Hội thi cán bộ CĐCS giỏi giúp đội ngũ cán bộ, đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật, nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ CĐCS, góp phần bảo vệ, chăm lo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Cần đặc biệt tinh tế khi ứng xử với nghệ thuật

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) |

Trong thời gian qua, ngành văn hóa đã nhiều lần đề xuất chính sách riêng cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, nhất là đối với một số bộ môn như xiếc và múa. Tôi hoàn toàn đồng ý với những đề xuất này, đồng thời xem đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

Giới hạn trong ứng xử của giới nghệ sĩ

Ngọc Dủ |

Câu chuyện của hoa khôi Nam Em và Thương Tín trong giới showbiz vừa qua đã tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận và đặt ra câu hỏi về giới hạn trong việc phát ngôn của nghệ sĩ Việt Nam.

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.

Khách Tây học nằm ngủ ngon lành trên yên xe máy như tài xế Việt Nam

Nguyễn Đạt |

Kayla, đến từ Mỹ, ấn tượng nhất với những khoảnh khắc trò chuyện, tiếp xúc cùng tài xế xe ôm công nghệ trong hành trình khám phá Việt Nam.

EU vào cuộc vụ Ukraina khóa van đường ống dẫn dầu của Nga

Thanh Hà |

Hungary và Slovakia dọa đưa Ukraina ra tòa do chặn nguồn cung dầu của Nga từ công ty Lukoil.

Gia hạn cho thuê hơn 8.000m2 đất vàng dọc bãi biển Nha Trang

Hữu Long |

Khánh Hòa - Hơn 8.000m2 đất mặt biển dọc bãi biển Nha Trang vừa được địa phương gia hạn thời gian sử dụng đất đến hết năm 2024.

Hình tượng người cha và cách của Ngô Cẩn Ngôn ứng xử ở phim Mặc vũ vân gian

ĐÔNG DU |

Cách ứng xử với cha của nhân vật Khương Lê (Ngô Cẩn Ngôn) đóng trong phim "Mặc vũ vân gian" đang là đề tài được khán giả quan tâm, thảo luận.

Cán bộ công đoàn cơ sở huyện Vĩnh Thuận sôi nổi tranh tài kiến thức, ứng xử thông minh

NGUYÊN ANH |

Thông qua Hội thi cán bộ CĐCS giỏi giúp đội ngũ cán bộ, đoàn viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật, nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ CĐCS, góp phần bảo vệ, chăm lo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.

Cần đặc biệt tinh tế khi ứng xử với nghệ thuật

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) |

Trong thời gian qua, ngành văn hóa đã nhiều lần đề xuất chính sách riêng cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, nhất là đối với một số bộ môn như xiếc và múa. Tôi hoàn toàn đồng ý với những đề xuất này, đồng thời xem đây là một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

Giới hạn trong ứng xử của giới nghệ sĩ

Ngọc Dủ |

Câu chuyện của hoa khôi Nam Em và Thương Tín trong giới showbiz vừa qua đã tạo nên làn sóng tranh cãi trong dư luận và đặt ra câu hỏi về giới hạn trong việc phát ngôn của nghệ sĩ Việt Nam.

Việt Nam và các nước ứng xử với thuốc lá mới thế nào?

ĐÔNG DU |

Đến nay, trong số 195 quốc gia thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quy định thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, 79 nước quản lý thuốc lá điện tử. Số ít còn lại cấm hoặc buông lỏng quản lý. Cơ chế quản lý 2 sản phẩm này cũng có sự khác biệt giữa các nước tùy theo tình hình nước sở tại.