Để di sản văn hóa trở thành sức mạnh phát triển kinh tế

PHÚC ĐẠT |

Nhiều chuyên gia về lịch sử, văn hóa đưa ra nhiều ý kiến, góp ý nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa thời Nguyễn.

Nên cải tổ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Mới đây, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo khoa học: Giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn.

TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã có lịch sử lâu đời, đặc biệt hơn 700 năm hình thành và phát triển, kể từ năm 1306, đây là nơi hội tụ, giao lưu, tiếp biến văn hóa lâu đời từ phương Bắc di cư vào, tiếp thu một số yếu tố văn hóa phương Nam bản địa, văn hóa Champa để tạo nên một bản sắc văn hóa riêng - Văn hóa Huế.

“Đạt được đỉnh cao đó, vùng đất này đã trải qua một quá trình lâu dài hình thành và phát triển, đặc biệt là thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trong tham luận Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thời Nguyễn ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn đưa ra ý kiến, nên cải tổ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế theo hướng đây không chỉ là một cơ quan quản lý và khai thác quần thể di tích Cố đô Huế để phục vụ du lịch, mà phải là một cơ quan nghiên cứu và ứng dụng các khoa học liên quan đến hoạt động bảo tồn và bảo tàng theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế.

Với định hướng trên, TS Trần Đức Anh Sơn đề xuất thay đổi tên gọi Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thành Viện Nghiên cứu và Bảo tồn Di sản Văn hóa Huế, hoạt động với ba nhiệm vụ chính: quản lý di sản; nghiên cứu di sản và bảo tồn di sản, tương tự như Viện Nghiên cứu Quốc gia về Di sản Văn hóa Nara (Nabunken) ở Nhật Bản.

Báo động dịch vụ Ca Huế trên sông Hương

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin Thừa Thiên - Huế nêu về những thực trạng, những vấn đề nóng, đáng báo động của dịch vụ Ca Huế trên sông Hương, đó là: Chúng ta thả nổi các dịch vụ ca Huế cho các chủ show diễn, chủ thuyền, các hướng dẫn viên du lịch, các công ty tổ chức biểu diễn mặc sức tung hoành, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá các suất diễn, đánh vào đội ngũ diễn viên, nhạc công là lực lượng lao động chính của dịch vụ ca Huế.

Theo ông Sáng, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì mức giá bèo bọt đó sẽ còn giảm hơn nữa và trong tương lai sẽ làm biến dạng và mất hẳn các giá trị nghệ thuật độc đáo của Ca Huế và dân ca do hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tung hoành.

Xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích

Theo TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế, khai thác và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể Di tích Cố đô Huế là giải pháp tốt nhất để bảo tồn di tích, làm cho di tích sống, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, có tác dụng giáo dục và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn di tích.

Đặc biệt là đầu tư tu bổ để phát triển ngành công nghiệp du lịch và các loại dịch vụ, tạo cơ sở để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc khai thác hợp lý làm cho di tích thoát khỏi sự lãng quên mà Luật Di sản Văn hóa đã chỉ rõ là hướng đến xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Phát triển du lịch là xu thế tất yếu của xứ sở giàu di sản văn hóa này.

Cũng theo ông Hải, đây cũng là lĩnh vực thể hiện kết quả trực tiếp của công tác bảo tồn di sản. Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà Di sản Văn hóa Huế đã được quảng bá hình ảnh rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách thập phương và góp phần làm cho ngành du lịch dịch vụ của Thừa Thiên - Huế có những bước phát triển nhanh chóng, thực sự đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Những hình ảnh ấn tượng tại chương trình di sản văn hóa Nam Bộ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nằm trong chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa", tối ngày 28.12, tại khu du lịch sinh thái Tràng An đã diễn ra chương trình di sản văn hóa Nam Bộ với nhiều tiết mục đặc sắc.

Vai trò quốc tế của Việt Nam trong Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể

Kim Sơn |

“We Are #LivingHeritage - Chúng ta là những di sản sống” là chủ đề kỷ niệm 20 năm ra đời của Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. Từ năm 2005, khi Việt Nam tham gia Công ước và đã trở thành thành viên đầy trách nhiệm trong thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam.

Thực hiện bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa Phi vật thể

ts. hà thanh vân |

Thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035.

Việt Nam có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại Nhà văn hóa 3/2 tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại khu di tích Phủ Dầy Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khu di tích Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) và Phủ Quảng Cung (huyện Ý Yên) từ ngày 29 - 30.11.

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Cuộc hội ngộ của những di sản văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam

Nhật Hạ |

Tối 22.11, Lễ Khai mạc Chương trình Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV đem đến những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc cho công chúng tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.

Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân

Phạm Đông |

Sáng 1.2, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2024.

Những hình ảnh ấn tượng tại chương trình di sản văn hóa Nam Bộ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nằm trong chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa", tối ngày 28.12, tại khu du lịch sinh thái Tràng An đã diễn ra chương trình di sản văn hóa Nam Bộ với nhiều tiết mục đặc sắc.

Vai trò quốc tế của Việt Nam trong Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể

Kim Sơn |

“We Are #LivingHeritage - Chúng ta là những di sản sống” là chủ đề kỷ niệm 20 năm ra đời của Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể. Từ năm 2005, khi Việt Nam tham gia Công ước và đã trở thành thành viên đầy trách nhiệm trong thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam.

Thực hiện bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa Phi vật thể

ts. hà thanh vân |

Thực hiện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025 - 2035.

Việt Nam có gần 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại Nhà văn hóa 3/2 tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại khu di tích Phủ Dầy Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tại khu di tích Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) và Phủ Quảng Cung (huyện Ý Yên) từ ngày 29 - 30.11.

Kỷ niệm 20 năm công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Lương Hà |

Ngày 29.11, tại tỉnh Nam Định, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - hội thảo - thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003 - 2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Cuộc hội ngộ của những di sản văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam

Nhật Hạ |

Tối 22.11, Lễ Khai mạc Chương trình Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IV đem đến những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc cho công chúng tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội.