Đằng sau sự bùng nổ của truyền hình Hàn Quốc

Thanh Hà |

Truyền hình Hàn Quốc đã phát triển thành một trong những loại chương trình phổ biến nhất trên hành tinh.

Thành công nhất châu Á

Thành công của seri Trò chơi mực (Squid Game) của Netflix, sau thành công của bộ phim ăn khách Ký sinh trùng (Parasite) đã giúp đưa Seoul thành một trong những thủ đô giải trí của thế giới. 

Theo công ty nghiên cứu Media Partners Asia, Hàn Quốc là nhà sản xuất các chương trình thành công lớn nhất ở châu Á. Đây cũng là nhà sản xuất loạt phim ăn khách lớn nhất trên toàn cầu cho Netflix ngoài Mỹ. Hơn 60% khách hàng của Netflix đã xem 1 chương trình Hàn Quốc trong năm ngoái.

Trong 2 tuần liên tiếp của tháng 3, bộ phim 16 tập Vinh quang trong thù hận (The Glory) là bộ phim được xem nhiều nhất trên Netflix, thu hút lượng người xem bằng cả 2 loạt phim tiếng Anh lớn nhất cộng lại.

Đây là 1 trong 10 loạt phim nổi tiếng nhất của Netflix tại hơn 90 quốc gia, bao gồm Argentina, Pháp, Ấn Độ và Nam Phi.

Netflix đã đầu tư ngân sách 500 triệu USD ở Hàn Quốc năm 2021 và sau thành công của Trò chơi mực cùng các loạt phim khác, hãng đã tăng sản lượng lên ít nhất 34 chương trình gốc trong năm nay. Theo Media Partners Asia, Netflix hiện chi gần 1 tỉ USD mỗi năm.

Sau thành côngNetflix, một số công ty truyền thông lớn nhất thế giới đang chạy đua để tận dụng sự quan tâm ngày càng tăng từ công chúng toàn cầu. Disney+ và Apple TV+ là một vài trong số những dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu đang khám phá các thỏa thuận để đẩy mạnh đầu tư vào Hàn Quốc.

Amazon.com - không vận hành dịch vụ phát trực tuyến ở Hàn Quốc - cũng đang mua các chương trình Hàn Quốc vì sự nổi tiếng của chúng ở những nơi khác trên thế giới.

Nền tảng vun đắp nhiều thập kỉ

Thành công của truyền hình Hàn Quốc không xảy ra sau một đêm. Những năm 1950, Lee Byung-chul - nhà sáng lập Tập đoàn Samsung - đã thành lập CJ CheilJedang - tổ hợp thực phẩm và sức khỏe.

Trong kế hoạch ban đầu, CJ CheilJedang không sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh, giới chức Hàn Quốc bắt đầu khuyến khích các công ty lớn nhất của nước này đầu tư vào lĩnh vực giải trí. Giới chức Hàn Quốc tin rằng, quyền lực mềm có thể chứng tỏ lợi thế quốc gia.

Những năm 1990, 2 người cháu của Lee là Lee Jay-hyun và Miky Lee đã vào cuộc, biến CJ thành tập đoàn giải trí lớn mạnh. Năm 1998, Tập đoàn CJ mở cụm rạp chiếu phim đầu tiên của Hàn Quốc, tạo ra chuỗi rạp chiếu phim thành công tiếp tục mở rộng rạp chiếu khắp châu Á.

Gia đình Lee ban đầu tập trung vào mảng điện ảnh thay vì truyền hình. Tới năm 2010, gia đình Lee thành lập một bộ phận mới để sản xuất phim truyền hình cho các mạng truyền hình Hàn Quốc. Theo thời gian, công ty đã đạt được thỏa thuận với nhiều biên kịch và đạo diễn giỏi nhất đất nước.

Năm 2016, gia đình Lee tách Studio Dragon khỏi công ty giải trí CJ ENM. Cùng nămn này, Studio Dragon sản xuất "Guardian: The Lonely and Great God" - bộ phim truyền hình cáp đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đạt 20% người xem truyền hình chỉ trong 1 tập.

Chìa khóa chinh phục châu Á

Vài năm trước, khi Netflix mở rộng sang châu Á, công ty ban đầu tập trung vào việc xâm nhập thị trường Nhật Bản, nơi các giám đốc điều hành phương Tây thường coi là thủ đô văn hóa của khu vực.

Tuy nhiên, khi xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn trong khu vực, các giám đốc điều hành của Netflix bắt đầu nhận ra Hàn Quốc chứ không phải Nhật Bản mới là chìa khóa để thu hút lượt người đăng ký mới trên khắp châu Á.

Năm 2019, Netflix ký thỏa thuận cấp quyền phát trực tuyến cho nhiều chương trình của Studio Dragon và nắm giữ lượng cổ phần nhỏ trong công ty.

Theo sự sắp xếp mới, loạt phim như "Hometown Cha-Cha-Cha" sẽ ra mắt trên truyền hình Hàn Quốc và vài giờ sau đó xuất hiện trên Netflix.

Trong những năm sau, hàng triệu khách hàng ở Hàn Quốc đã đăng ký dịch vụ phát trực tuyến, giúp đưa châu Á thành thị trường phát triển nhanh nhất của Netflix.

Bằng cách thêm phụ đề và lồng tiếng cho những loạt phim Hàn Quốc, Netflix sớm có thể giới thiệu chương trình này tới vô số người xem mới ở Mỹ Latinh, châu Âu và Mỹ.

Đại dịch COVID-19 góp phần làm tăng sự quan tâm của khán giả ở nước ngoài với những sản phẩm này. Mùa thu năm 2021, các chương trình Hàn Quốc, bao gồm Trò chơi mực, Ngôi trường xác sống (All of Us Are Dead), và Nữ luật sư kỳ lạ Woo Young Woo (Extraordinary Attorney Woo), thường xuyên xuất hiện trong danh sách chương trình phổ biến nhất của Netflix.

Trên toàn cầu, người dùng Netflix bắt đầu dành nhiều thời gian xem các chương trình từ Hàn Quốc hơn bất kỳ quốc gia nào ngoài Mỹ. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hàn Quốc tích cực chiêu mộ nhân tài nước ngoài vào khu vực công

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc tìm cách thu hút công dân nước ngoài vào khu vực công.

Nữ giới Hàn Quốc và xu hướng không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới

Thanh Hà |

Không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới, không con cái, phụ nữ Hàn Quốc đang tham gia phong trào "4 không" để phản đối mạnh mẽ chế độ gia trưởng ở nước này.

Hàn Quốc chuyển mình sang thu hút người nhập cư

Thanh Hà |

Hàn Quốc mở rộng chính sách nhập cư để giải quyết vấn đề dân số, với dự kiến thu hút 110.000 lao động nhập cư - mức cao kỷ lục - trong năm 2023, để giảm bớt tình trạng thiếu lao động.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Hoang tàn dự án tái định cư nghìn tỉ "xây xong xin đập" tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của khu đô thị có hạ tầng giao thông thuận tiện, nhưng 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) bỏ không, hoang hoá nhiều năm nay gây mất mỹ quan, lãng phí.

Hàn Quốc tích cực chiêu mộ nhân tài nước ngoài vào khu vực công

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc tìm cách thu hút công dân nước ngoài vào khu vực công.

Nữ giới Hàn Quốc và xu hướng không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới

Thanh Hà |

Không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới, không con cái, phụ nữ Hàn Quốc đang tham gia phong trào "4 không" để phản đối mạnh mẽ chế độ gia trưởng ở nước này.

Hàn Quốc chuyển mình sang thu hút người nhập cư

Thanh Hà |

Hàn Quốc mở rộng chính sách nhập cư để giải quyết vấn đề dân số, với dự kiến thu hút 110.000 lao động nhập cư - mức cao kỷ lục - trong năm 2023, để giảm bớt tình trạng thiếu lao động.