Đặc sắc nghi lễ mở cửa kho lúa của dân tộc Rơ Măm tỉnh Kon Tum

Nguyên Lê |

Người Rơ Măm được biết đến với nhiều nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt truyền thống. Đặc biệt là hệ thống lễ hội xoay quanh vòng đời người và cây trồng. Trong đó, Lễ mở cửa kho lúa là lễ hội lớn nhất đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất lúa rẫy.

Ngày hội đặc biệt của người Rơ Măm

Người Rơ Măm sinh sống tập trung chủ yếu tại xã Mo Rai, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) với 526 khẩu và 178 hộ. Họ được biết đến là một trong 5 dân tộc ít người nhất của cả nước thuộc diện cần được bảo tồn văn hóa đặc biệt. Trong đó, Lễ mở cửa kho lúa, cầu khấn và tạ ơn thần linh giúp dân làng có một vụ mùa bội thu là hoạt động đặc biệt nhất trong năm.

Trong không khí sôi động của “mùa ăn năm uống tháng”, già A Ren cho biết, hằng năm cứ vào tháng 12 dương lịch, khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, người Rơ Măm bắt đầu tổ chức lễ mở cửa kho lúa. Trong quan niệm tín ngưỡng của bà con nơi đây, nếu đưa lúa ra ngoài kho mà không cúng thần lúa, thần kho thì sẽ bị thần trừng phạt. Vì vậy đây là điều bắt buộc trước khi gùi lúa về nhà.

Trong nghi lễ, ông bà chủ nhà chuẩn bị một cây nêu, một cành lá xanh tươi và các lễ vật, gồm trứng gà, trấu rượu ghè. Đồng thời, cài cành lá ở cửa kho và cầu thang ngụ ý mong cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu.

Cùng với tiếng chiêng Trum hòa với nhịp xoang uyển chuyển của các cô gái Rơ Măm, già làng bắt đầu bài khấn của mình: “Hôm nay gia đình làm lễ mở cửa kho lúa, chúng tôi đem trứng gà, rượu ghè làm lễ vật mời Yàng trời, Yàng sông cùng chung vui và chứng kiến cho gia đình được mang lúa về nhà, xin cho lúa trong kho đầy mãi, không bị chuột, bọ phá hỏng”.

Nét độc đáo của Lễ mở cửa kho lúa

Sau bài khấn, già A Ren báo cáo với trời đất, thần linh về việc sản xuất nông nghiệp của bà con trong thôn làng. Đồng thời cầu xin trời đất và thần linh giúp cho mùa vụ sau được mưa thuận gió hòa, cây trồng không bị dịch bệnh, thú rừng không phá hoại mùa màng.

Già A Ren bắt đầu ném gạo vào con vật hiến sinh (thường là con trâu) sau đó chia lại cho dân làng để làm tương tự, với mong muốn con vật hiến sinh đem đi hết xui xẻo và mang lại điều may mắn cho gia đình, dân làng.

Sau khi hoàn tất các phần nghi thức, chủ lễ sẽ làm phép với con dao và những thanh niên khỏe mạnh được tuyển chọn tiến hành hạ trâu để làm thịt cúng thần linh và chia cho dân làng chung vui trong lễ hội.

Trước khi nhập tiệc, già A Ren tiến hành rưới nước lên đầu của từng người trong dân làng. Nước này được các thiếu nữ gùi về từ giọt nước đầu làng. Theo quan niệm, ai được nhận những giọt nước này sẽ nhận nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Người dân trong làng ai nấy cũng háo hức, phấn khởi để đón nhận. Cùng với nhịp trống, tiếng cồng, các cô gái nối tay nhau thành vòng xoang tạo ra không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt. Phảng phất là hương thơm nồng nàn của men rượu cần, các thành viên trong làng bắt đầu chúc nhau những điều tốt lành, chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất để giúp cả làng ấm no.

Lễ mở cửa kho lúa của người dân tộc Rơ Măm chính là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mang nhiều giá trị đặc sắc thể hiện nét văn hóa riêng và độc đáo.

Nguyên Lê
TIN LIÊN QUAN

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.

Giáp Tết Nguyên đán thời tiết mưa phùn sương mù, ca mắc cúm tăng rất nhanh

AN AN - VŨ LINH |

Sự biến động thời tiết là khắc tinh với sức khỏe người dân, đặc biệt là với người có bệnh mãn tính. Ông Vũ Bá Hùng (Hà Nội) đến thăm khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với triệu chứng khởi phát ho kèm tức ngực và khó thở.

Công viên trăm tỉ ở Hà Nội “thay áo mới” sau nhiều năm xuống cấp

Nhật Minh |

Khuôn viên bên trong Công viên Âm nhạc (Yên Nghĩa, Hà Đông) đã được dọn dẹp, cải tạo sau thời gian dài nhếch nhác, các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng.

Hoa xuân xuống phố Tây Đô, nơi nhộn nhịp, chỗ lại thưa thớt

YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, một số điểm bán hoa, kiểng tại quận Ninh Kiều nhộn nhịp khách tham quan. Trong khi đó, chợ hoa Xuân tại quảng trường trung tâm 586 (quận Cái Răng) lại thưa thớt.

Linh vật rồng ngộ nghĩnh tạo hình từ cây ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ – Những cây bông trang được các nghệ nhân ở quận Thốt Nốt tạo thành các con vật ngộ nghĩnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Trắc nghiệm: Nghệ sĩ nào góp mặt trong tất cả các mùa Táo quân?

Phương Anh |

Táo quân là chương trình đặc biệt được Đài THVN gửi tới khán giả mỗi tối 30 Tết. Suốt chặng đường đã qua, các nghệ sĩ cũng như ê-kíp thực hiện chương trình Táo quân không ngừng sáng tạo để mang tới món ăn tinh thần không thể thiếu mà đầy tươi mới vào buổi tối cuối cùng của năm âm lịch.

Hàng nghìn vé xe miễn phí của Công đoàn đến tay công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Tết Giáp Thìn năm 2024, các cấp công đoàn trong tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhiều chuyến xe miễn phí đưa công nhân khó khăn về quê đón Tết.

Xuất bản hai cuốn sách của Tổng Bí thư dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng

Vương Trần |

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật vừa xuất bản hai cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Lễ cúng Mở kho lúa mang đậm nét đẹp văn hóa riêng của người H’rê

Hoài Luân |

Đối với người H'rê tại Bình Định, Lễ cúng “Mở kho lúa” được xem là một phong tục riêng biệt, mang đậm tính nhân văn, giáo dục con cháu phải biết quý trọng thành quả lao động. Đây cũng là cách mà người H'rê bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian của mình.