Chia sẻ kinh nghiệm và tìm giải pháp để phát huy danh hiệu UNESCO

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày 3.7, tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ủy ban UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị quốc tế về "phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững".

Tại hội nghị, các chuyên gia quốc tế và đại diện 32 địa phương có di sản được UNESCO công nhận của Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tìm giải pháp để làm sao phát huy được danh hiệu UNESCO từ các di sản.

Ảnh: Diệu Anh
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Diệu Anh

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết Việt Nam xác định phát triển bền vững trên cơ sở lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước.

"Dân tộc Việt Nam văn hiến với lịch sử bốn ngàn năm luôn nhận thức rõ và coi việc giữ gìn, phát huy các di sản, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên là tri ân truyền thống, bảo đảm quyền phát triển của các thế hệ tương lai", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, với nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, đặc sắc, đến nay Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ảnh: Diệu Anh
Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế. Ảnh: Diệu Anh

Các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã giúp khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia, đóng góp bảo vệ di sản, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa của địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: "Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, bảo tồn các di sản. Các di sản thế giới được quan tâm tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp, được kiểm kê, nghiên cứu, phục dựng, trao truyền và tổ chức trình diễn, phát huy giá trị; các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp địa phương đã cùng nhau tham gia bảo vệ di sản văn hóa cũng như chia sẻ những lợi ích đem lại từ di sản, tạo ra sự gắn kết xã hội bền vững".

Bằng chứng là các di sản văn hóa của Việt Nam sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu ví dụ trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, các di sản thế giới ở Việt Nam đã đón hơn 18,2 triệu lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, với tổng doanh thu từ vé tham quan, dịch vụ đạt 1.800 tỉ đồng.

Hay mới đây (tháng 4.2023), trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã thu hút khoảng 8 triệu du khách đến với tỉnh Phú Thọ. Đó là những minh chứng cho việc phát huy giá trị của di sản, khẳng định sự đóng góp tích cực, hiệu quả của các di sản thế giới tại Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho cộng đồng nơi có di sản, góp phần cân bằng trong bảo vệ môi trường, củng cố hòa bình và an ninh theo hướng phát triển bền vững cho Việt Nam và thế giới.

Ảnh: Diệu Anh
Các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, tìm giải pháp để làm sao phát huy được danh hiệu UNESCO từ các di sản. Ảnh: Diệu Anh

Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các tỉnh, thành có di sản được UNESCO công nhận đã cùng nhau chia sẻ về thực tiễn phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tiếp đó, đại diện các cơ quan, tổ chức quốc tế, như: Ủy ban Quốc gia UNESCO Vương quốc Anh; Viện học tập suốt đời UNESCO; Ban Di sản tư liệu của UNESCO; Ủy ban quốc gia UNESCO Thái Lan... đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững của các di sản trên thế giới. Các đại biểu cũng đã bàn về giải pháp huy động nguồn lực trong phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO để phát triển du lịch bền vững ở NinhBình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay, trên cả nước có 57 khu di sản, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất, các thành phố học tập, sáng tạo, hòa bình đã được nhận danh hiệu UNESCO. Sau khi được ghi nhận, hoạt động du lịch ở các vùng này đều phát triển vượt bậc.

Di sản Huế là một kênh ngoại giao văn hóa đặc sắc

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Tối 17.6, tại Ngọ Môn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.

Di sản cố đô, ký ức và trao truyền

KTS. Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế |

Cách đây 30 năm, Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của nước ta được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (đến năm 2008 được đổi thành là Di sản Phi vật thể đại diện của nhân loại).

Phụ huynh Hà Nội cuống cuồng xếp hàng từ 5h sáng nộp hồ sơ lớp 10

Trà My |

Hết “chạy ngược, chạy xuôi” đưa con đi học thêm để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, phụ huynh ở Hà Nội lại tiếp tục con đường tìm trường cho con sau khi biết điểm thi.

Cao điểm du lịch hè Vũng Tàu đón khoảng 130.000 du khách mỗi tuần

Thành An |

Đón đông khách du lịch vào cuối tuần, TP Vũng Tàu vẫn bảo đảm an toàn, môi trường sạch đẹp, hình ảnh thân thiện.

Mất khoảng 10 ngày để "bế" được du thuyền 80 tấn ra khỏi hồ Tây

Tô Thế |

Hà Nội - Du thuyền Potomac dài khoảng 40m, trọng lượng 80 tấn đang được khẩn trương tháo dỡ, di dời ra khỏi hồ Tây. Đây cũng là du thuyền cuối cùng vẫn đang ngự trị trên mặt hồ Tây.

2 kiểm lâm viên khu bảo tồn Đồng Nai bị đánh khi tuần tra trên hồ Trị An

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 4.7, Công an huyện Định Quán đang xác minh vụ việc 2 kiểm lâm viên của Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai bị 11 người khống chế, đánh trong lúc làm nhiệm vụ trên hồ Trị An.

Triệu tập doanh nghiệp, cá nhân liên quan vụ sạt lở ở Đà Lạt

Hữu Long |

Lâm Đồng - Sở Xây dựng đã triệu tập các đơn vị, cá nhân liên quan để xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố sạt trượt đất ở Đà Lạt khiến 2 người chết.

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO để phát triển du lịch bền vững ở NinhBình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện nay, trên cả nước có 57 khu di sản, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất, các thành phố học tập, sáng tạo, hòa bình đã được nhận danh hiệu UNESCO. Sau khi được ghi nhận, hoạt động du lịch ở các vùng này đều phát triển vượt bậc.

Di sản Huế là một kênh ngoại giao văn hóa đặc sắc

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Tối 17.6, tại Ngọ Môn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.

Di sản cố đô, ký ức và trao truyền

KTS. Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế |

Cách đây 30 năm, Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của nước ta được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đúng 10 năm sau, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam tiếp tục được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (đến năm 2008 được đổi thành là Di sản Phi vật thể đại diện của nhân loại).