Bùng nổ khách nội địa và quốc tế năm 2023, ngành du lịch đặt nhiều kỳ vọng trong năm 2024

Thúy Huyền |

Trong bối cảnh kinh tế được dự đoán còn nhiều khó khăn, tâm lý khách hàng thay đổi, việc làm mới sản phẩm du lịch cũng như tạo sự khác biệt được đánh giá là hướng đi bắt buộc để các doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong năm 2024.

Năm 2023, Việt Nam ước đón 12,5 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mục tiêu 8 triệu lượt khách đề ra từ đầu năm và “cán đích” mục tiêu 12,5-13 triệu lượt theo điều chỉnh hồi tháng 10. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 672.000 tỉ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch năm 2023, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Về đích nhưng chưa phục hồi

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy đánh giá hình ảnh du lịch Việt Nam được nâng cao và định vị rõ nét hơn trên trên bản đồ thế giới, năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam được vinh danh là “Cơ quan Quản lý Du lịch hàng đầu châu Á năm 2023” lần thứ 4. Tại lễ trao giải thưởng Du lịch Quốc tế 2023 (WTA), Việt Nam được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”.

Bên cạnh đó, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch của Việt Nam đạt các giải thưởng danh giá ở các hạng mục khác.

Điểm nổi bật của ngành du lịch năm 2023 là sự bùng nổ của thị trường khách nội địa và quốc tế, theo báo cáo mới nhất của Vietnam Report. Theo đó, chính sách thị thực (visa) thông thoáng là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường inbound. Dù tốc độ tăng trưởng về lượng khách khả quan, chưa thể coi ngành du lịch đạt thành công lớn trong năm 2023 khi mới phục hồi gần 70% so với năm 2019, trước đại dịch.

Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Tổng Giám đốc Flamingo Holding Group - đánh giá, năm 2023 là năm du lịch Việt Nam từng bước phục hồi cả ba thị trường nội địa, thị trường khách inbound và outbound. Khách tăng, nhưng không tỉ lệ thuận với chi tiêu và thời gian lưu trú. Doanh thu từ du lịch của các doanh nghiệp cũng chưa khả quan, trong bối cảnh khách có xu hướng hạn chế chi tiêu, du lịch tự túc hoặc mua dịch vụ lẻ, thay vì đặt tour trọn gói như trước dịch.

Đồng quan điểm, ông Trần Thế Dũng, Tổng Giám đốc Vietluxtour, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt khoảng 60% so với trước dịch. Dù vậy, đó cũng là tín hiệu khá tích cực, trong bối cảnh ngành du lịch toàn vẫn phải chịu ảnh hưởng từ những bất ổn về chính trị như xung đột Nga - Ukraina hay trên Dải Gaza, phí xăng dầu tăng cao, lạm phát…

Bà Đinh Thị Thu Thảo, Giám đốc Kinh doanh của Mustgo cho rằng, du lịch chưa hoàn toàn phục hồi bởi khách nước ngoài vẫn gặp khó khăn trong vấn đề đi lại giữa các nước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho 3 quý đầu năm 2023, nền du lịch Việt Nam vẫn dựa vào khách nội địa khoảng 60%.

“Trong năm 2023, kinh tế trở nên khó khăn; người dân thắt chặt chi tiêu; trong khi đó, giá phòng khách sạn lại tăng lên; giá vé máy bay cũng tăng lên; các quốc gia Đông Nam Á kích cầu du lịch giá rẻ... Tất cả những điều này khiến cho lượng khách du lịch nội địa tại các điểm du lịch trong nước giảm hẳn so với 2022, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa nhiều và thời gian cũng khá muộn, chưa đủ để giúp tình hình thị trường trở về cân bằng”, đại diện nền tảng du lịch trực tuyến là đối tác của hơn 2.000 khách sạn trên toàn quốc bày tỏ.

Hướng đến 2024

Trả lời Lao Động, ông Caesar Indra - Chủ tịch Traveloka, bày tỏ quan điểm lạc quan thận trọng về khả năng du lịch Việt Nam phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

“Khi nền kinh tế đất nước đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ du lịch trong nước và quốc tế và điều này dự kiến sẽ tiếp tục trong năm tới” - ông Indra nói.

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2024, ngành du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể đón 14-15 triệu lượt khách nếu không có vấn đề bất ngờ phát sinh.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về doanh thu là chỉ tiêu được các doanh nghiệp kỳ vọng có sự tăng trưởng mạnh nhất với 92,9% doanh nghiệp kỳ vọng chỉ tiêu này sẽ tăng trong năm 2024; theo sau là lợi nhuận và lượt khách với 85,7%.

Ông Nguyễn Công Hoan - Phó Tổng Giám Đốc Flamingo Holding Group tin tưởng rằng, thành tựu trong năm 2023 sẽ thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng tốc trong năm 2024. “2023 là năm rất thành công về các sự kiện hợp tác, ngoại giao. Các sự kiện này đã góp phần vào việc quảng bá du lịch, hình ảnh của Việt Nam đến với quốc tế”, ông Hoan nói và kể đến những sự kiện góp phần lan tỏa như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Phu nhân đi dạo Hồ Gươm; Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đạp xe trên các tuyến phố Hà Nội…

Hướng đến năm 2024, chuyên gia này cho rằng, doanh nghiệp cần chuẩn bị những sản phẩm có tính khác biệt để tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế được dự đoán còn nhiều khó khăn, tâm lý khách hàng thay đổi.

Kết quả khảo sát doanh nghiệp ngành Du lịch - Khách sạn của Vietnam Report cho thấy có đến 66,7% số doanh nghiệp cho rằng, triển vọng ngành du lịch năm 2024 sẽ khả quan hơn một chút. Đặc biệt, chính sách visa có hiệu lực từ 15.8 tiếp tục được 92,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát trên coi là “đòn bẩy” chính giúp du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.

Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 17 triệu lượt khách trong năm 2024

Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 17 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu khách quốc tế.

Vốn có kinh nghiệm hơn 20 năm khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hà Hải - Giám đốc Công ty CP Du lịch và dịch vụ Hòn Gai, Chi nhánh Quảng Ninh (Hongai Tours Quảng Ninh) - cho rằng: “Chưa bao giờ điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không lại luận lợi như lúc này. Công ty đã tổ chức 1 đoàn famtrip mời lãnh đạo các công ty du lịch 3 miền Bắc, Trung, Nam đến Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam) qua TP Đông Hưng (Trung Quốc) trải nghiệm du lịch. Đây là hoạt động trong kế hoạch quảng bá và kết nối du lịch năm 2024 của công ty”.

Tuy vậy, trên thực tế, hoạt động du lịch cũng còn gặp những vướng mắc.

Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý Nhà nước 2 địa phương Quảng Ninh và Quảng Tây tháo gỡ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thông quan du lịch tại cửa khẩu” - ông Nguyễn Hà Hải, Giám đốc Công ty CP Du lịch và dịch vụ Hòn Gai, Chi nhánh Quảng Ninh (Hongai Tours Quảng Ninh) đề nghị.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thu Hương - Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái thông tin: “UBND TP Móng Cái thường xuyên triển khai các giải pháp phát huy tiềm năng lợi thế, khắc phục các khó khăn tồn tại để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty du lịch lữ hành.

Đặc biệt, xây dựng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với 5 nhóm lợi thế của TP Móng Cái đó là: Du lịch bằng xe tự lái; du lịch ẩm thực Việt Trung; du lịch văn hóa tâm linh, thể thao golf; du lịch mua sắm hàng hiệu, hàng địa phương; sản phẩm du lịch biên giới...

Mới đây, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - yêu cầu, Sở Du lịch chủ trì rà soát, đánh giá lại tình hình thị trường, lập kế hoạch thu hút, xúc tiến riêng với các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho thị trường khách Trung Quốc; phối hợp với các địa phương xây dựng nhóm các sản phẩm đặc trưng gắn với TP Hạ Long và TP Móng Cái; đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh.

Các sở, ngành thiết lập “đường dây nóng” tiếp nhận và xử lý, hỗ trợ các vấn đề liên quan tới kiến nghị của khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch nói chung.

Đoàn Hưng

Đà Nẵng kỳ vọng du lịch năm 2024 đạt 8,42 triệu lượt khách

Năm 2024, TP Đà Nẵng đặt mục tiêu về số lượt khách và doanh thu tăng vượt so với thời điểm trước dịch bệnh (năm 2019). Để làm được việc này, Sở Du lịch thành phố chọn du lịch MICE và golf làm trọng tâm...

Xác định, tăng trưởng năm 2024 phải cao hơn năm 2023, Sở Du lịch thành phố đặt mục tiêu khách do cơ sở lưu trú phục vụ phấn đấu đạt 8,42 triệu lượt, tăng hơn 13,8% so với năm 2023, gần bằng 105% so với năm 2019.

Tại hội nghị triển khai phát triển du lịch TP Đà Nẵng năm 2024, bà Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố - cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung truyền thông 9 nhóm sản phẩm du lịch. Trong đó, Đà Nẵng vẫn sẽ chú trọng phân khúc khách có khả năng chi tiêu cao, đẩy mạnh xúc tiến du lịch MICE, golf với mục tiêu sẽ đón 100 đoàn khách MICE quốc tế và 100 đoàn khách MICE nội địa, tiếp tục tổ chức các giải golf lớn của khu vực.

Với thị trường khách quốc tế, trong đó năm 2024, ngành du lịch sẽ làm việc với các hãng hàng không, tập đoàn lớn tập trung nguồn lực để xúc tiến khôi phục lại các đường bay quốc tế thường kỳ, các chuyến bay thuê chuyến từ Trung Quốc, đường bay Đà Nẵng - Doha (Qatar) để kết nối lại thị trường Bắc Mỹ, châu Âu; đường bay Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản (Nagoya, Osaka), Philippines... đến Đà Nẵng, xúc tiến đường bay Úc, Kazaktan, Uzerbekistan...

Thùy Trang

Thúy Huyền
TIN LIÊN QUAN

Cao Bằng muốn mở tuyến du lịch chinh phục đỉnh Phja Dạ

Tân Văn |

UBND huyện Bảo Lạc vừa tổ chức khảo sát tiến tới mở tuyến du lịch lên đỉnh núi Phja Dạ - ngọn núi được xem như nóc nhà của Cao Bằng.

Quy hoạch du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh quy hoạch du lịch cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, mang tính thách thức để có những giải pháp, điểm nhấn đột phá.

Câu chuyện du lịch ở xứ trăm chùa

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng là địa phương giàu tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh và du lịch văn hóa, lễ hội. Thời gian qua với nhiều đổi mới trong cách làm, du lịch nơi đây đang chuyển mình dần khẳng định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Filip Nguyễn, Đặng Văn Lâm và sự cạnh tranh thú vị ở tuyển Việt Nam

NHÓM PV |

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho Asian Cup 2023. Góc nhìn thể thao số 143 có cuộc trao đổi với bình luận viên Quang Huy về những vấn đề của đội tuyển trước thềm giải đấu này.

Arsenal mất ngôi đầu sau trận thua trên sân nhà

Thanh Vũ |

Trận thua 0-2 trước West Ham ở vòng 19 khiến Arsenal mất ngôi đầu bảng Ngoại hạng Anh 2023-2024.

Dự báo thời tiết 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cập nhật dự báo thời tiết 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024 (từ ngày 30.12.2023 - 1.1.2024) trên cả nước.

Loạt dự án trăm tỉ đồng liên tục trễ hẹn tại Quảng Nam gây bức xúc

Hoàng Bin |

Nhiều dự án giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng, đang trong tình trạng dang dở, chậm tiến độ, thậm chí có nhà thầu đã “bỏ chạy”, gây bức xúc trong nhân dân và tăng nguy cơ đội vốn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói về lợi ích và cách làm 1 triệu ha lúa chất lượng cao

NHÓM PV |

Sau khi Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức phát động Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, không ít người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là trồng lúa phát thải thấp, nông dân và doanh nghiệp được lợi gì, nên bắt đầu từ đâu,... Vừa trở về sau chuyến công tác, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam giành giải thưởng Vin Future năm 2023 - đã dành riêng cho Báo Lao Động cuộc trò chuyện để giải thích cặn kẽ về các vấn đề này.

Cao Bằng muốn mở tuyến du lịch chinh phục đỉnh Phja Dạ

Tân Văn |

UBND huyện Bảo Lạc vừa tổ chức khảo sát tiến tới mở tuyến du lịch lên đỉnh núi Phja Dạ - ngọn núi được xem như nóc nhà của Cao Bằng.

Quy hoạch du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển xanh

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh quy hoạch du lịch cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, mang tính thách thức để có những giải pháp, điểm nhấn đột phá.

Câu chuyện du lịch ở xứ trăm chùa

PHƯƠNG ANH |

Tỉnh Sóc Trăng là địa phương giàu tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch tâm linh và du lịch văn hóa, lễ hội. Thời gian qua với nhiều đổi mới trong cách làm, du lịch nơi đây đang chuyển mình dần khẳng định ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.