Giáo viên loay hoay dạy môn tích hợp

Vân Trang |

Loay hoay, cố gắng dạy được môn tích hợp đang là thực tế của nhiều giáo viên sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mặc dù đã hoàn thành việc bồi dưỡng dạy học môn tích hợp, nhưng việc soạn giáo án môn Lịch sử và Địa lí đối với thầy giáo Nguyễn Văn Lực - Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà - là vấn đề vô cùng khó khăn. Bởi suốt hơn 30 năm qua, thầy Lực chỉ dạy Lịch sử. Nên việc được bồi dưỡng Địa lí trong vài tháng, không thể giúp thầy khơi thông kiến thức, tự tin đứng trên bục giảng.

"Giáo viên giảng dạy chuyên sâu sẽ tốt hơn. Ví dụ, bản thân tôi học Sư phạm Lịch sử dạy môn Lịch sử là hợp lý. Nếu dạy Lịch sử và Địa lí sẽ không có chất lượng dù đã được tham gia bồi dưỡng" - thầy Lực chia sẻ.

Nếu dạy học môn tích hợp Lịch sử - Địa lí khó một thì dạy học môn Khoa học tự nhiên lại khó gấp nhiều lần, vì giáo viên phải đảm đương 3 phân môn: Hoá học, Vật lí và Sinh học cùng lúc.

Cô giáo Thuỳ Dung tốt nghiệp ngành Sư phạm Sinh học. Ra trường, cô về công tác tại trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội và có thâm niên hơn 10 năm giảng dạy môn Sinh học. Kể từ khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng với bậc THCS, xuất hiện các môn học tích hợp: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên. Cô Dung cùng các đồng nghiệp đã tham gia khoá học bồi dưỡng và hoàn thành chứng chỉ Khoa học tự nhiên.

Dù vậy, cô Dung nhận thấy, bản thân vẫn chưa đủ tự tin để đứng lớp, trả lời những câu hỏi, vấn đề khó mà học sinh đưa ra.

"Việc tập huấn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn, thường là từ 3 - 6 tháng. Trong khi trước đây, chúng tôi được đào tạo 4 năm ở trường sư phạm chỉ chuyên về 1 môn học. Đáng lẽ, cần phải đào tạo giáo viên dạy Khoa học tự nhiên trước khi triển khai chương trình mới" - cô Dung nói.

Giáo viên này ví, không riêng học trò tiếp cận chương trình mới, mà bản thân giáo viên cũng phải mày mò, tìm hiểu và tự nâng cao trình độ chuyên môn.

"Điều tôi lo lắng nhất là càng lên lớp cao, lượng kiến thức chuyên sâu, giáo viên khó có thể giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, đặc biệt là những phần nâng cao" - cô Dung nói.

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cô Nguyễn Thị Hiền - giáo viên Trường THCS Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) - nhìn nhận, khó khăn lớn nhất hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất và việc dạy học môn tích hợp.

"Giáo viên chúng tôi đã phải cố gắng, học hỏi rất nhiều, làm sao để thực hiện theo đúng tiêu chí, mục tiêu của môn học tích hợp. Chúng tôi mong muốn được tham gia nhiều buổi tập huấn hơn nữa, để nâng cao chuyên môn, tự tin đứng lớp" - cô Hiền chia sẻ.

Cũng theo giáo viên này, hiện nay, giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo để ứng dụng trong quá trình soạn giáo án, lên lớp.

"Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo, để có thêm nhiều phương pháp, tổ chức tốt cho học sinh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh đó, tôi cũng mong, điều kiện sơ sở vật chất tại các trường học được cải thiện, để trong quá trình giảng dạy, khi có ý tưởng, chúng tôi có thể sẵn sàng thực hiện, tổ chức cho học sinh" - cô Hiền nói.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Lương giáo viên hiện nay bao nhiêu?

Vân Trang |

Hiện lương cơ sở của giáo viên tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Với mức lương mới này, khi tính theo hạng chức danh nghề nghiệp, thu nhập của giáo viên các cấp cũng sẽ tăng.

Lịch tựu trường của học sinh cả nước năm học 2023 - 2024

Vân Trang |

Học sinh cả nước sẽ khai giảng vào ngày 5.9 và có thể tựu trường sớm hơn một tuần.

Nhiều tỉnh thành miễn học phí năm học 2023 - 2024

Vân trang |

Đã có 3 địa phương thông báo miễn học phí 100% cho học sinh năm học 2023 - 2024.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Sở Nội vụ Hà Nội lên tiếng về đề xuất xét thăng hạng giáo viên

Vân Trang |

Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, tháng 10 sẽ trình phương án thi hay xét thăng hạng giáo viên.

Xử lý "bắt cóc bỏ đĩa", khó giành lại vỉa hè cho người đi bộ

HOÀI LUÂN - PHÚC ĐẠT |

Sau 5 tháng tổng kiểm tra, xử lý lấn chiếm vỉa hè theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhiều tuyến phố tại các quận vẫn nhan nhản tình trạng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, đậu đỗ ô tô, xe máy..., khiến cho người đi bộ phải tràn xuống lòng đường để di chuyển, gây mất mỹ quan đô thị.

Nhiều tiêu chí lạ trong đấu thầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp

Nhóm Phóng viên |

Nhiều gói thầu mua sắm thiết bị có giá trị lớn do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà ký "cài" nhiều tiêu chí lạ có dấu hiệu trái quy định.

Lương giáo viên hiện nay bao nhiêu?

Vân Trang |

Hiện lương cơ sở của giáo viên tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Với mức lương mới này, khi tính theo hạng chức danh nghề nghiệp, thu nhập của giáo viên các cấp cũng sẽ tăng.

Lịch tựu trường của học sinh cả nước năm học 2023 - 2024

Vân Trang |

Học sinh cả nước sẽ khai giảng vào ngày 5.9 và có thể tựu trường sớm hơn một tuần.

Nhiều tỉnh thành miễn học phí năm học 2023 - 2024

Vân trang |

Đã có 3 địa phương thông báo miễn học phí 100% cho học sinh năm học 2023 - 2024.