Phân biệt đối xử với người làm an toàn vệ sinh lao động bị phạt thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill khanhvixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, công ty có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở có thể bị xử phạt như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thu Thủy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 12/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, cá nhân có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; tổ chức có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân và mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

thu thuỷ
TIN LIÊN QUAN

Không có nội quy lao động, có được xử lý kỷ luật người lao động?

nam dương |

Bạn đọc có email danghoaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi không có nội quy lao động thì có được xử lý kỷ luật người lao động hay không?

Đối thoại để người lao động và lãnh đạo đơn vị chia sẻ, cùng vượt khó

Kiều Vũ |

Hà Nội - Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh đạt nhiều kết quả trong công tác đối thoại. Trong đó, có nhiều chính sách cho người lao động được thực hiện từ các cuộc đối thoại giữa Công đoàn với ban lãnh đạo.

Thuê nhà 20m2 mới được thường trú: Có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử

THUỲ DƯƠNG |

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến người dân về Dự thảo Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiếu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố. Có thể hiểu, với một gia đình 4 người thuê nhà, muốn đăng ký hộ khẩu thường trú Hà Nội thì ngoài các quy định trong Luật Cư trú, diện tích thuê tối thiểu có xác nhận phải là 80m2. Điều này gần như bất khả thi với người lao động có thu nhập thấp, có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử.

Cựu Tổng Giám đốc Cienco 1 lĩnh 7 năm tù vụ thất thoát 240 tỉ đồng

Việt Dũng |

Hà Nội - Ông Cấn Hồng Lai và Phạm Dũng, 2 cựu lãnh đạo Cienco 1 cùng dàn cấp dưới cũ bị xác định vi phạm quản lý tài sản, gây thất thoát gần 240 tỉ đồng.

Thu phí cao hơn giá đấu thầu, Kon Tum hoàn lại tiền xét nghiệm COVID-19

THANH TUẤN |

Ngày 16.6, ông Võ Văn Thanh – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, hiện các đơn vị y tế trên địa bàn đang thông báo, triển khai thực hiện việc trả tiền chênh lệch thu phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Khai quật thanh kiếm 3.000 năm tuổi còn mới nguyên ở Đức

Anh Vũ |

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm có chuôi hình bát giác quý hiếm trong một ngôi mộ từ thời đại đồ đồng ở Đức.

Giám đốc một Công ty bảo hiểm tại Ninh Bình bị khởi tố, bắt giam

DIỆU ANH |

Ngày 16.6, Công an thành phố Ninh Bình cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Hồng, sinh năm 1958, (trú tại khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) về tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”.

Chủ tịch Cần Thơ chỉ đạo chấn chỉnh vụ đào đường sau phản ánh của Báo Lao Động

PHONG LINH |

Cần Thơ - UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc khẩn trương chấn chỉnh thi công các tuyến đường trong nội ô thành phố sau phản ánh của Báo Lao Động.

Không có nội quy lao động, có được xử lý kỷ luật người lao động?

nam dương |

Bạn đọc có email danghoaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi không có nội quy lao động thì có được xử lý kỷ luật người lao động hay không?

Đối thoại để người lao động và lãnh đạo đơn vị chia sẻ, cùng vượt khó

Kiều Vũ |

Hà Nội - Công đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh đạt nhiều kết quả trong công tác đối thoại. Trong đó, có nhiều chính sách cho người lao động được thực hiện từ các cuộc đối thoại giữa Công đoàn với ban lãnh đạo.

Thuê nhà 20m2 mới được thường trú: Có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử

THUỲ DƯƠNG |

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến người dân về Dự thảo Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiếu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố. Có thể hiểu, với một gia đình 4 người thuê nhà, muốn đăng ký hộ khẩu thường trú Hà Nội thì ngoài các quy định trong Luật Cư trú, diện tích thuê tối thiểu có xác nhận phải là 80m2. Điều này gần như bất khả thi với người lao động có thu nhập thấp, có thể sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử.