Không có giấy phép vẫn cho thuê lại lao động bị phạt đến 75.000.000 đồng

Nam Dương |

Bạn đọc có email trongdatxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, doanh nghiệp cho thuê lại lao động mà không có giấy phép có thể bị xử phạt như thế nào?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 quy định về doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

2. Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Khoản 5, Điều 13, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về cho thuê lại lao động như sau:

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;

b) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

Khoản 9, Điều 13 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về cho thuê lại lao động như sau:

a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép đó khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp không có giấy phép vẫn cho thuê lại lao động có thể bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng và phải nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động theo các quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.


Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Thuê lại lao động dịp Tết thế nào cho đúng luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tramhongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là bao lâu, và hợp đồng cho thuê lại lao động có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Trường hợp nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép?

Quế Chi (T/H) |

Các trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 28 Nghị định 145/2020.

Cho thuê lại lao động làm lắp ráp linh kiện điện tử: Có đúng quy định?

Quế Chi |

Hiện nay có một số doanh nghiệp thuê lại lao động để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động (điện thoại di động). Doanh nghiệp cho rằng, việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động chính là "sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông” - một trong 20 công việc được phép sử dụng lao động cho thuê lại theo Phục lục 2 của Nghị định 145. Liệu điều này có đúng quy định?

Trực tiếp U20 Việt Nam vs U20 Iran: Quốc Việt dự bị

NHÓM PV |

Trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Iran ở lượt trận cuối bảng B vòng chung kết U20 Châu Á 2023.

Ninh Bình: Hơn 1.000 trường hợp bị xử lý nồng độ cồn, tước giấy phép lái xe

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Nhằm góp phần hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn giao thông, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Ninh Bình đã tăng cường, tuần tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, đặc biệt là tại các cung đường có nhiều quán ăn, nhà hàng.

Đà Nẵng: Vướng điều chỉnh, 2 dự án y tế trọng điểm chậm tiến độ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Hai dự án y tế trọng điểm đầu tư cho Bệnh viện Đà Nẵng do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị thành phố làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ 4 tháng so với hợp đồng.

Những công trình đặc biệt xứ Huế

Vân Hoa |

Nhờ "bàn tay vàng" của các nghệ nhân nề ngõa xưa mà nhiều cung điện và lăng tẩm của nhà Nguyễn ở Huế đã được thành hình cao sang và lộng lẫy.

TP Quy Nhơn: Điểm nóng của những công trình trái phép

Hoài Luân |

Mặc dù UBND tỉnh Bình Định đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc xử lý tình trạng xây dựng công trình trái phép trước đó, thế nhưng đến nay, trên địa bàn TP Quy Nhơn vẫn còn hàng loạt công trình "chui" tồn tại.

Thuê lại lao động dịp Tết thế nào cho đúng luật?

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tramhongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là bao lâu, và hợp đồng cho thuê lại lao động có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Trường hợp nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép?

Quế Chi (T/H) |

Các trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 28 Nghị định 145/2020.

Cho thuê lại lao động làm lắp ráp linh kiện điện tử: Có đúng quy định?

Quế Chi |

Hiện nay có một số doanh nghiệp thuê lại lao động để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động (điện thoại di động). Doanh nghiệp cho rằng, việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, thiết bị di động chính là "sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông” - một trong 20 công việc được phép sử dụng lao động cho thuê lại theo Phục lục 2 của Nghị định 145. Liệu điều này có đúng quy định?