12 nữ sinh viên dân tộc thiểu số được tặng học bổng từ Quỹ Ước Mơ

B.D |

Ngày 12.9, tại Hà Nội, 5/12 nữ sinh dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc đã xuất sắc giành được học bổng từ Quỹ Ước Mơ do VietnamWorks và Quỹ Tài trợ VinaCapital thực hiện. Trước đó, ngày 9.9, 7/12 nữ sinh đã phía Nam đã vinh dự nhận học bổng tại TP.HCM.

Được phát động từ tháng 7.2014 bởi VietnamWorks, dự án Quỹ Ước Mơ đã thu hút hơn 2.245 cá nhân và 750 doanh nghiệp tham gia đóng góp với khoản kinh phí là 142.000.000 đồng ủng hộ cho học trò nghèo dân tộc thiểu số. Theo đó, khoản kinh phí trên sẽ được hỗ trợ để đóng học phí đại học/cao đẳng và trang trải tiền sách vở cho 12 em nữ sinh dân tộc thiểu số trong 4 năm học. Đây được coi là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 12 năm VietnamWorks vào Việt Nam.

Ngay khi triển khai, dự án Quỹ Ước Mơ đã được cộng đồng mạng ủng hộ nhiệt tình. Trên Facebook, hàng nghìn lượt người đã ủng hộ dự án bằng cách like và chia sẻ thông tin về Quỹ Ước Mơ kèm theo những thông điệp ý nghĩa ủng hộ các em. Theo cam kết ban đầu, VietnamWorks đã đóng góp vào Quỹ Ước Mơ 5.000 đồng cho mỗi lượt like trên Facebook.

12 em được nhận học bổng Quỹ Ước Mơ đến từ nhiều dân tộc thiểu số, gồm: Chăm, Mường, Hoa, Khmer, Nùng, Tày và Mông. Các em đã vượt qua rất nhiều trở ngại về kinh tế cũng như hoàn cảnh gia đình để học tốt và thi đỗ vào các trường  cao đẳng, đại học. Trải qua cuộc tuyển chọn và sàng lọc nghiêm khắc, mỗi nữ sinh sẽ được hỗ trợ khoản kinh phí 11,5 triệu đồng trong 4 năm học để đóng học phí, trang trải chi phí phục vụ cho học tập.

Theo báo cáo của VinaCapital, khoảng 1/3 số hộ dân tộc thiểu số có con bỏ học giữa chừng trong tổng số những trường hợp bỏ học của người dân tộc thiểu số, có đến 70% là nữ. Các lý do chính bao gồm nhu cầu mưu sinh của gia đình, nghỉ học để giúp đỡ công việc gia đình và hôn nhân sớm. Vì vậy, Quỹ Ước Mơ ra đời nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi này vươn lên trong học tập, tạo cơ hội cho các em có được công việc các em yêu thích và một tương lai tốt đẹp hơn.

Em Lý Thị Bóng (dân tộc Nùng) ở Lạng Sơn thi đỗ Đại học Sư phạm Thái Nguyên tâm sự: “Bản em rất nghèo và khó khăn, nhiều trẻ em chỗ em ở không có điều kiện đến trường. Em rất muốn trở thành giáo viên để sau này về quê hương dạy học.”

Em Sằm Thị Hướng, dân tộc Tày đến từ tỉnh Bắc Cạn thi đỗ Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chuyên ngành thú y chia sẻ: “Em mong muốn trở thành bác sỹ thú y vì ở thôn em không có bác sĩ thú y nên mỗi khi trâu, bò, lợn, gà bị bệnh không biết làm sao để chữa trị, thiệt hại về kinh tế rất lớn.”

Còn em Lìa Thị Vế, dân tộc Mông ở Sơn La vừa thi đỗ vào Học viện Hành chính ngành Quản lý Nhà nước mang theo ước mơ trở thành Trưởng phòng Tư pháp ở xã. “Em sẽ cố gắng học thật tốt và sau này về quê làm cán bộ ở xã. Em mong góp một phần nhỏ công sức của mình giúp làm cho làng xã em phát triển hơn”, Vế tâm sự.

 

B.D
TIN LIÊN QUAN

Không khí lạnh đã bao trùm Bắc Bộ và Trung Bộ, có nơi rét sâu dưới 3 độ C

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, không khí lạnh gây gió mạnh trên đất liền và nhiệt độ giảm sâu, vùng núi cao phía bắc có nơi dưới 3 độ C.

Công nhân mong chờ nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phù hợp với mức thu nhập

KHÁNH LINH |

Đối với người lao động xa quê vào miền Nam lập nghiệp, sinh sống, với mức lương công nhân chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt hằng ngày, việc mua được 1 căn nhà ở để ổn định cuộc sống, “an cư lạc nghiệp” đang ngày càng xa tầm với khi giá bất động sản ngày một tăng.

Ngày đầu đi làm, lượng khách đến sân bay Tân Sơn Nhất tăng cao kỷ lục

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sân bay Tân Sơn Nhất ngày hôm nay 27.1 (tức mùng 6 tháng Giêng) tiếp tục nâng số lượng chuyến bay và hành khách đến, xác lập kỷ lục khách giai đoạn cao điểm sau Tết.

Cận cảnh bức tranh gỗ lũa độc nhất miền Tây

Tạ Quang |

An Giang - Ông Nguyễn Văn Nghỉ (44 tuổi, huyện Chợ Mới, An Giang) đang sở hữu bức tranh gỗ lũa có chiều dài 24,5m, rộng hơn 2m được coi là độc nhất miền Tây.

Đông đảo du khách đến chùa Hương ngày khai hội Xuân Quý Mão 2023

Hương Mai |

Sáng 27.1 (mùng 6 Tết), lễ hội chùa Hương chính thức khai hội với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện".

50 năm Hiệp định Paris (1973-2023): Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris

THEO TTXVN |

Ngày 27.1.1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).

Đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn các đại biểu, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục nỗ lực, đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quốc hội; đóng góp chung vào thành công của cả nhiệm kỳ.

Đường phố Hà Nội ùn tắc cục bộ ngày đầu người dân đi làm sau kỳ nghỉ Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão, nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra tình trạng ùn tắc, người tham gia giao thông chật vật nhích từng mét để tới cơ quan, công sở...