Trừng phạt của phương Tây khiến Trung Quốc - Nga xích lại gần nhau

Ngọc Vân |

Trung Quốc và Nga đang tăng cường hợp tác ở Bắc Cực, từ năng lượng, khoa học đến quốc phòng, khi biến đổi khí hậu mở ra triển vọng về một tuyến đường biển phía bắc khả thi - theo tờ SCMP.

Các biện pháp trừng phạt của EU sau cuộc chiến ở Ukraina đã buộc Nga phải tìm kiếm thị trường mới cho dầu thô. Phần lớn dầu xuất khẩu của Nga hiện được bán cho Trung Quốc và Ấn Độ qua kênh đào Suez - tuyến đường biển phía nam dài và tốn kém.

Nhưng băng tan trên biển có khả năng mở ra một con đường sinh lợi hơn. Nga được cho là đang thử nghiệm vận chuyển dầu thô qua Bắc Băng Dương và dự kiến sẽ đến Nhật Chiếu, thuộc tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào ngày 12.8 tới.

Nếu thành công, tuyến đường này sẽ giảm 30% khoảng cách hàng hải giữa châu Âu và Đông Bắc Á so với tuyến đường qua kênh đào Suez, đồng thời giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa.

Bản đồ tuyến đường vận chuyển hàng hóa sử dụng Tuyến đường Biển Bắc (màu xanh) và tuyến đường qua kênh đào Suez (màu đỏ). Ảnh: Sputnik/Wiki
Bản đồ tuyến đường vận chuyển hàng hóa sử dụng Tuyến đường Biển Bắc (màu xanh) và tuyến đường qua kênh đào Suez (màu đỏ). Ảnh: Sputnik/Wiki

Trung Quốc - nước có tham vọng trở thành “cường quốc vùng cực” vào năm 2030 - cũng đang giành được chỗ đứng trong khu vực thông qua nghiên cứu khoa học và quan hệ kinh tế với các quốc gia Bắc Cực, đặc biệt là Nga, trong những năm gần đây.

“Chúng tôi nhận tiềm năng hợp tác đầy hứa hẹn với các đối tác Trung Quốc trong việc phát triển Tuyến đường Biển Bắc. Chúng tôi sẵn sàng thành lập một cơ quan làm việc chung để phát triển Tuyến đường Biển Bắc này” - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3.

Pavel Devyatkin - chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Bắc Cực có trụ sở tại Washington - cho biết, đây là dấu hiệu mới nhất của việc tăng cường hợp tác năng lượng giữa Nga và Trung Quốc.

Theo ông Devyatkin, Bắc Kinh đã và đang sử dụng các mối quan hệ khoa học và kinh tế với Mátxcơva để củng cố chỗ đứng của mình trong khu vực. Ví dụ, Trung Quốc đang tích cực hợp tác khoa học, tham gia vào các cuộc thám hiểm nghiên cứu Bắc Cực với các nhà khoa học của các quốc gia Bắc Cực.

Mối quan hệ đối tác của Nga với Trung Quốc càng được củng cố bởi sự gián đoạn của Hội đồng Bắc Cực - diễn đàn liên chính phủ dành cho các chính phủ và người dân bản địa trong khu vực.

Bảy trong số tám thành viên của Hội đồng Bắc Cực - gồm Mỹ, Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Na Uy và Thụy Điển - đang liên tục tẩy chay các cuộc họp để đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

Tàu chở dầu phá băng chuyên dụng Vasily Dinkov của Nga thường xuyên hoạt động trên tuyến đường phía bắc. Ảnh: Marine Traffic
Tàu chở dầu phá băng chuyên dụng Vasily Dinkov của Nga thường xuyên hoạt động trên Tuyến đường Biển Bắc. Ảnh: Marine Traffic

Các chuyên gia cho biết, sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga với Hội đồng Bắc Cực (mà Trung Quốc tham gia với tư cách là quốc gia quan sát viên) đã khiến Mátxcơva tăng cường quan hệ với Bắc Kinh trong các hoạt động liên quan đến khu vực.

Tháng 9 năm ngoái, Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ chạm trán với các tàu chiến của Trung Quốc và Nga đang tiến hành các hoạt động chung gần Alaska.

Và tuần trước, hai nước đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân và không quân chung ở Biển Nhật Bản - tuyến đường biển chính giữa Trung Quốc và Bắc Băng Dương - nhằm “bảo vệ an ninh của các tuyến đường thủy chiến lược”.

Vào tháng 4, Nga công bố kế hoạch phát triển một trạm khoa học Bắc Cực quốc tế tại quần đảo Svalbard của Na Uy, với sự hợp tác của Trung Quốc và các thành viên khác của BRICS (nhóm gồm Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, Nga và Trung Quốc).

Marc Lanteigne - phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bắc Cực của Na Uy - cho biết Trung Quốc cũng đang trong quá trình “tập hợp lại và xem xét lại chính sách Bắc Cực của mình”.

Theo ông Lanteigne, Bắc Kinh cố gắng hỗ trợ Mátxcơva mà không khiến các chính phủ Bắc Cực khác xa lánh, nhưng mối quan hệ của chính Bắc Kinh với một số nước này đã trở nên xấu đi trong những năm gần đây, khiến Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với Nga.

Brian Hart - thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington - cho biết mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự mạnh mẽ của Trung Quốc với Nga một phần là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Cực.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc triển khai siêu dự án "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành"

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc triển khai dự án siêu năng lượng sa mạc lớn bậc nhất toàn cầu, được ví như "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành".

Trừng phạt của Mỹ đẩy các nhà khoa học Nga hợp tác với Trung Quốc

Khánh Minh |

Sự hợp tác giữa các nhà khoa học thiên tài của Trung Quốc và Nga đang mang đến những tiến bộ to lớn trong công nghệ lượng tử.

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới bắt tay với Trung Quốc

Song Minh |

Gã khổng lồ dầu khí Saudi Arabia mua 3,4 tỉ USD cổ phần của công ty hóa dầu Trung Quốc.

Hơn 5 giờ giải tỏa không thành hiện trường vụ ôtô đâm 3 người trên vỉa hè

Tô Thế |

Hà Nội - Vụ ôtô lao lên vỉa hè đâm trúng người xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 26.7, tuy nhiên ghi nhận đến gần 3h sáng ngày hôm sau (27.7), lực lượng chức năng vẫn chưa thể giải tỏa được hiện trường vụ việc.

TPHCM chấp thuận cho thuê vỉa hè, lòng đường

MINH QUÂN |

TPHCM cho phép các trường hợp được sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường và đóng phí làm nơi tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa; điểm trông, giữ xe có thu phí; điểm trung chuyển vật liệu, phế thải…

Đẩy mạnh không dùng tiền mặt, chống thất thu thuế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để chống thất thu thuế, nhất là với lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

Khuyến cáo du khách không đi tour tự phát ra đảo hoang trên vịnh Hạ Long

Chí Long |

UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khuyến cáo du khách không sử dụng dịch vụ tour du lịch trái phép ra các đảo hoang trên vịnh Hạ Long.

Tuyển nữ Việt Nam có cơ hội ghi dấu ấn ở World Cup 2023

Thanh Vũ |

Các chuyên gia bóng đá cho rằng tuyển nữ Việt Nam có nhiều cơ hội để ghi dấu ấn tại World Cup 2023 khi đối đầu đội tuyển nữ Bồ Đào Nha.

Trung Quốc triển khai siêu dự án "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành"

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc triển khai dự án siêu năng lượng sa mạc lớn bậc nhất toàn cầu, được ví như "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành".

Trừng phạt của Mỹ đẩy các nhà khoa học Nga hợp tác với Trung Quốc

Khánh Minh |

Sự hợp tác giữa các nhà khoa học thiên tài của Trung Quốc và Nga đang mang đến những tiến bộ to lớn trong công nghệ lượng tử.

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới bắt tay với Trung Quốc

Song Minh |

Gã khổng lồ dầu khí Saudi Arabia mua 3,4 tỉ USD cổ phần của công ty hóa dầu Trung Quốc.