Thủ phủ luyện thi nổi tiếng ở Ấn Độ

Thanh Hà |

Ở Kota, sinh viên từ khắp Ấn Độ đóng những khoản phí đắt đỏ để học thêm chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào những trường đại học hàng đầu mà hầu hết trong số họ sẽ trượt.

Cuộc đua khốc liệt

Mỗi mùa hè ở tây bắc Ấn Độ, những chuyến tàu chở đầy học sinh  từ vùng nông thôn đến Kota - thành phố nhỏ dày đặc trung tâm luyện thi.

Khoảng 150.000 học sinh đến Kota mỗi năm - một số là con của những người bán trái cây, nông dân, thợ hàn, tài xế xe tải chở hàng, công nhân xây dựng, người quét rác và người kéo xe kéo từ những vùng nghèo nhất của Ấn Độ - với hy vọng thêm cơ hội trong kỳ thi tuyển sinh đại học có tính cạnh tranh cao.

Theo học một trường đại học ưu tú được cho là một trong những con đường dẫn đến thành công dựa trên thành tích đáng tin cậy nhất.

Các gia đình phải gánh khoản nợ suốt đời cho các khóa luyện thi, hy vọng con cái họ sẽ thi đỗ vào các trường đại học đảm bảo sự nghiệp bác sĩ hoặc kỹ sư.

Kota là nơi dành cho những người phấn đấu, nơi có thể cảm nhận được nỗi sợ bị bỏ lại phía sau, theo New York Times.

Hai trong số các khu phố chính của Kota - Vigyan Nagar và Landmark City - giống như những bảo tàng ngoài trời về sự lo lắng của người Ấn Độ.

Những con đường chật hẹp của khu phố đầy rẫy nhà trọ sinh viên, gia sư riêng và nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn tối kiểu gia đình. Một cửa hàng ở góc phố bán các bài thi thử cùng với dầu gội đầu và dầu ăn. Các hiệu sách trưng bày tiểu sử của các kỹ sư nổi tiếng bên cạnh những cuốn sách về phát triển bản thân. Những chiếc cốc cà phê in dòng chữ: “Nếu chưa sợ hãi và bồn chồn, giấc mơ của bạn quá nhỏ bé".

Năm ngoái, 2,74 triệu người Ấn Độ tham dự kỳ thi tuyển sinh ngành kỹ thuật và y tế, cạnh tranh 64.610 suất. Hơn 2,6 triệu không thành công. Trong số những học sinh đến Kota hàng năm, chỉ một tỉ lệ nhỏ được nhận vào các trường đại học ưu tú.

Nhiều người thi trượt tiếp tục trở lại các khóa học và thi lại nhiều lần cho đến khi không thể tiếp tục nỗ lực. Nhiều người bỏ học và trở về quê để tìm công việc tạm thời. Một số vào được các trường đại học ít tiếng tăm hơn và sinh viên tốt nghiệp từ những trường này thường kiếm được một phần nhỏ so với những gì sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu có thể kiếm được. Nhiều người, chủ yếu là nữ giới, rời bỏ hẳn tham gia lực lượng lao động.

Bất chấp tỉ lệ này, những người Ấn Độ trẻ tuổi vẫn tiếp tục đến Kota và luyện thi đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, gồm khoảng 300 trung tâm tạo ra doanh thu từ 350 triệu đến 450 triệu USD mỗi năm, theo một ước tính. Công ty luyện thi lớn nhất, Allen Career Institute, hướng dẫn hơn 1 triệu học sinh.

"Cha đẻ" của luyện thi ở Kota

Ngành luyện thi ở Kota là khởi nguồn từ Vinod Kumar Bansal - kỹ sư cơ khí làm việc tại một nhà máy dệt thành phố. Năm 1974, Bansal được chẩn đoán mắc bệnh nhược cơ và phải ngồi xe lăn. Vào thời điểm đó, Kota là đô thị công nghiệp với rất ít cơ hội việc làm ngoài cụm mỏ đá và nhà máy sợi tổng hợp. Tìm công việc thay thế, Bansal bắt đầu dạy kèm cho các học sinh trung học, và năm 1985, ông đã giúp con gái hàng xóm của mình vượt qua kỳ thi tuyển sinh kỹ sư - sau đó cô theo học Học viện Công nghệ Ấn Độ danh tiếng.

Theo thời gian, ngày càng có nhiều trẻ em hàng xóm tham gia các buổi dạy kèm của ông. Năm 1990, 13 học sinh của ông được nhận vào Học viện Công nghệ Ấn Độ. Ba năm sau, có 23 học sinh nhập học học viện danh tiếng này. Năm 1995, con số này tăng lên 49, theo cuốn sách “It All Adds Up" của Sachin Jha - một học sinh khóa đầu tiên của Bansal.

Phong cách giảng dạy của Bansal bắt nguồn từ phương pháp Kumon do một giáo viên trung học người Nhật tên là Toru Kumon lập ra vào những năm 1950. Phương pháp này dựa trên việc nắm vững một chủ đề trước khi chuyển sang chủ đề tiếp theo.

Vào thời điểm nhà máy dệt, nơi sử dụng lao động lớn nhất ở Kota  đóng cửa và khiến hàng nghìn công nhân lành nghề thất nghiệp, Bansal đã điều hành doanh nghiệp luyện thi thành công.

Nhiều năm qua, Bansal mở rộng kinh doanh, mua lại những ngôi nhà bên cạnh để mở rộng, thuê thêm giáo viên và cuối cùng xây dựng tòa nhà có 120 phòng học. Trên khắp thành phố, các học viện luyện thi mới, do các đồng nghiệp và cộng sự giảng dạy của Bansal thành lập, đã mọc lên.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ lên kế hoạch xây 72 sân bay mới trong 2 năm tới

Song Minh |

Ấn Độ - thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới - đặt mục tiêu xây 72 sân bay mới từ nay đến năm 2025.

Người giàu Ấn Độ mua hàng nghìn căn hộ giá 1 triệu USD/căn trong 3 ngày

Thanh Hà |

Một đơn vị phát triển nhà ở Ấn Độ đã bán được hàng nghìn căn hộ hạng sang giá 1 triệu USD mỗi căn chỉ trong vòng 3 ngày.

Xu hướng thời trang đang gây sốt ở giới trẻ Ấn Độ

Thanh Hà |

Những người trẻ ở Ấn Độ có ý thức về môi trường đang chuyển sang quần áo cũ.

Dự án bị cắt vốn, di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị ngổn ngang

HƯNG THƠ |

Dự án trùng tu kè bờ hồ di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị bị cắt vốn vì hết thời gian thực hiện. Công trình dang dở, ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách.

Gạt bỏ áp lực từ USD, giá vàng bật tăng mạnh mẽ sau quyết định của Fed

Khương Duy |

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm bất chấp những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng. Sau quyết định này, giá vàng quay đầu bật tăng, trong khi đó giá USD giảm mạnh.

Hà Nội sẽ mở lại tàu du lịch hồ Tây

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội dự kiến cho phép nhiều loại hình kinh doanh mở lại ở hồ Tây, trong đó có kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng canô, xe đạp nước trên hồ.

Nhà chung cư dưới 2 tỉ đồng khan hiếm tại nội thành Hà Nội

Thu Giang |

Tình trạng lệch pha cũng cầu bất động sản ngày càng lớn khiến phân khúc nhà chung cư vừa túi tiền, có mức giá dưới 2 tỉ đồng tại nội thành Hà Nội ngày càng khan hiếm.

Ôtô gia đình không tự động gia hạn đăng kiểm khi chu kỳ kiểm định kéo dài

LÂM ANH |

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư 02/TT-BGTVT miễn kiểm định với xe mới và giãn chu kỳ đăng kiểm, áp dụng từ ngày 22.3. Thông tư đã quy định kéo dài chu kỳ đăng kiểm đối với một số loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như tuổi đời của phương tiện.

Ấn Độ lên kế hoạch xây 72 sân bay mới trong 2 năm tới

Song Minh |

Ấn Độ - thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới - đặt mục tiêu xây 72 sân bay mới từ nay đến năm 2025.

Người giàu Ấn Độ mua hàng nghìn căn hộ giá 1 triệu USD/căn trong 3 ngày

Thanh Hà |

Một đơn vị phát triển nhà ở Ấn Độ đã bán được hàng nghìn căn hộ hạng sang giá 1 triệu USD mỗi căn chỉ trong vòng 3 ngày.

Xu hướng thời trang đang gây sốt ở giới trẻ Ấn Độ

Thanh Hà |

Những người trẻ ở Ấn Độ có ý thức về môi trường đang chuyển sang quần áo cũ.