Tại sao người độc thân Hàn Quốc tăng nhanh, ngày càng nghèo hơn?

Thanh Hà |

Gần một nửa số hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc sống dưới mức nghèo khổ, theo nghiên cứu mới của chính phủ Hàn Quốc.

Theo báo cáo gần đây của Viện Y tế và các vấn đề xã hội Hàn Quốc (KIHASA) "Niên giám thống kê về nghèo đói năm 2022", khoảng một nửa, tương đương 47,2%, các hộ gia đình 1 người ở Hàn Quốc kiếm được ít hơn thu nhập trung bình của đất nước trong năm 2020. Điều này cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo trong tổng dân số, vốn ở mức 15,3%.

Số hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc tăng nhanh trong nhiều năm, đạt 7,16 triệu vào năm 2021, tăng 7,9% so với năm trước, theo Cơ quan Thống kê Hàn Quốc.

Tỉ lệ này tăng đều đặn kể từ năm 2000, bắt đầu từ mức 15,5% và đạt mức cao nhất là 33,4% vào năm 2021. Cơ quan Thống kê Hàn Quốc dự đoán, tỉ lệ gia đình độc thân sẽ tiếp tục tăng và đạt 39,6% vào năm 2050. Ngược lại, tỉ lệ hộ gia đình có 4 người giảm từ 31,1% năm 2000 xuống còn 14,7% vào năm 2021.

Nghiên cứu cũng nhận thấy tỉ lệ nghèo đói ở phụ nữ và người già sống một mình cao hơn. Khoảng 72,1% người trên 65 tuổi sống một mình kiếm được ít hơn thu nhập trung bình quốc gia. Trong số đó, tỉ lệ nghèo ở phụ nữ độc thân là 55,7%, cao hơn nhiều so với nam giới độc thân, vốn chỉ ở mức 34,5%.

Theo Giáo sư Chung Soon-dool tại Khoa Phúc lợi Xã hội của Đại học Phụ nữ Ehwa, điều này là do cấu trúc xã hội của Hàn Quốc, với phụ nữ và người già nằm trong nhóm có thu nhập tương đối thấp.

"Người cao tuổi có ít cơ hội việc làm sau khi nghỉ hưu... trong khi phụ nữ có xu hướng có thu nhập trung bình thấp hơn nam giới" - Giáo sư Chung chia sẻ với Korea Times.

Giáo sư Chung Soon-dool nhấn mạnh mối tương quan chặt chẽ giữa "những cái chết cô đơn" và các vấn đề mà những hộ gia đình độc thân phải đối mặt. Bà cho rằng "không chỉ cần hỗ trợ về kinh tế mà còn cả tâm lý" cho nhóm dễ bị tổn thương này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế Hàn Quốc vào năm ngoái, 3.378 người - khoảng 1% số ca tử vong - ở Hàn Quốc đã chết một mình tại nhà và không được phát hiện trong nhiều ngày do bị cắt đứt liên lạc với các thành viên trong gia đình và người quen. Con số này đã tăng lên trong 5 năm qua, từ mức 2.412 người vào năm 2017.

"Mỗi nhóm nhân khẩu học (của hộ gia đình 1 người), ví dụ như người già và phụ nữ, phải đối mặt với những tình huống riêng. Dựa trên hiểu biết chính xác về những đặc điểm này, chúng ta cần đưa ra các chính sách có thể tăng cường năng lực của họ và cung cấp một mạng lưới nghề nghiệp, mà cuối cùng có thể dẫn họ đến những cơ hội kinh tế tốt hơn" - bà nói.

Korea JoongAng Daily tháng 12.2022 chỉ ra, 1/3 hộ gia đình ở Hàn Quốc chỉ có 1 người - một kỷ lục mới. Hầu hết những người sống một mình đều ở các thành phố lớn. Trong số các hộ gia đình độc thân năm 2021, 21,5% là ở Gyeonggi - nơi có lượng lớn người trẻ đổ về do giá nhà ở Seoul tăng nhanh. Trong khi đó, Seoul có 20,8% và Busan có 6,8% hộ gia đình độc thân.

1/3 số người sống một mình cho biết họ chọn như vậy vì công việc và 26,2% nói rằng họ muốn được độc lập. Khi được hỏi tại sao độc thân, 30% cho rằng lý do không kết hôn là vấn đề tài chính, 14,4% cho biết là do không có việc làm hoặc không cảm thấy an toàn ở vị trí hiện tại. Hơn 12% thấy không thấy cần phải kết hôn.

Việc gia tăng nhanh chóng số lượng các gia đình nhỏ gần đây phản ánh những thay đổi xã hội ở Hàn Quốc, với việc mọi người ít quan tâm hơn đến hôn nhân và sinh con. Hàn Quốc có tỉ lệ sinh thấp nhất trong OECD. Ở Phần Lan, 47% hộ gia đình là người độc thân, Thụy Điển 45,4% và Đức 42,1%. Nhật Bản và Pháp đều có tỉ lệ hộ gia đình độc thân là 38%.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đằng sau sự bùng nổ của truyền hình Hàn Quốc

Thanh Hà |

Truyền hình Hàn Quốc đã phát triển thành một trong những loại chương trình phổ biến nhất trên hành tinh.

Hàn Quốc tích cực chiêu mộ nhân tài nước ngoài vào khu vực công

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc tìm cách thu hút công dân nước ngoài vào khu vực công.

Nữ giới Hàn Quốc và xu hướng không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới

Thanh Hà |

Không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới, không con cái, phụ nữ Hàn Quốc đang tham gia phong trào "4 không" để phản đối mạnh mẽ chế độ gia trưởng ở nước này.

Cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề sẽ dẹp loạn cò đất

PHẠM ĐÔNG |

Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần có quy định cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề “cò đất” ở các địa phương.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Đằng sau sự bùng nổ của truyền hình Hàn Quốc

Thanh Hà |

Truyền hình Hàn Quốc đã phát triển thành một trong những loại chương trình phổ biến nhất trên hành tinh.

Hàn Quốc tích cực chiêu mộ nhân tài nước ngoài vào khu vực công

Thanh Hà |

Chính phủ Hàn Quốc tìm cách thu hút công dân nước ngoài vào khu vực công.

Nữ giới Hàn Quốc và xu hướng không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới

Thanh Hà |

Không hẹn hò, không tình dục, không đám cưới, không con cái, phụ nữ Hàn Quốc đang tham gia phong trào "4 không" để phản đối mạnh mẽ chế độ gia trưởng ở nước này.