Giới chức Hàn Quốc cáo buộc Do Kwon từ chối hợp tác trong cuộc điều tra, tuy nhiên, nhà đồng sáng lập Terraform Labs phủ nhận cáo buộc đang tìm cách né tránh thẩm vấn.
Ngày 26.9, Văn phòng Công tố Quận Nam Seoul đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hủy hộ chiếu Hàn Quốc của Do Kwon. Cơ quan này cáo buộc Do Kwon "rõ ràng đang chạy trốn và không có ý định xuất hiện trước chúng tôi để thẩm vấn".
Do Kwon là ai?
Do Kwon là người đồng sáng lập Terraform Labs có trụ sở tại Singapore - công ty đứng sau blockchain Terra, đã giới thiệu stablecoin TerraUSD (UST-USD) và token tài sản kỹ thuật số đi kèm tên Terra, vốn được niêm yết trên sàn giao dịch tiền số LUNA (LUNA-USD). Stablecoin là đồng tiền điện tử có giá trị liên kết với tài sản trong thế giới thực như USD.
Hệ sinh thái của Do Kwon đạt đến đỉnh cao khi giá của tài sản kỹ thuật số Luna đạt 119 USD vào đầu tháng 5.2022. Luna được mua và bán theo thuật toán, do đó, stablecoin TerraUSD có thể giữ tỉ giá so với USD.
Danh tiếng của Do Kwon tăng lên đến mức mà stablecoin thuật toán Terra/Luna được sùng bái và một số người ủng hộ còn xăm biểu tượng Luna lên người và những người khác gọi Do Kwon là “Elon Musk của Hàn Quốc”.
Do Kwon luôn thẳng thắn trên Twitter để bảo vệ stablecoin thuật toán do bản thân sáng lập và cuối tuần qua Do Kwon đã lên Twitter phủ nhận thông tin lẩn tránh giới chức Hàn Quốc.
Tại sao Hàn Quốc muốn thẩm vấn Do Kwon?
Dù Do Kwon tuyên bố không chạy trốn nhưng các công tố viên Hàn Quốc cho biết Do Kwon đã giải tán Terraform Labs ở Hàn Quốc và chuyển sang Singapore vào cuối tháng 4.
Người phát ngôn của Văn phòng Công tố Quận Nam Seoul cho hay: "Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để xác định vị trí và bắt giữ anh ta".
Theo các công tố viên Hàn Quốc, Do Kwon bị cáo buộc gian lận tài chính. Giới chức Hàn Quốc đang điều tra Do Kwon và Terraform Labs sau khi nhận được 2 đơn khiếu nại từ các nhà đầu tư cáo buộc lừa đảo.
Do đó, giới chức ở Seoul yêu cầu Interpol phát lệnh truy nã đỏ Do Kwon. Theo trang web của Interpol, truy nã đỏ yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới "xác định vị trí và tạm giữ với một cá nhân đang chờ dẫn độ, đầu hàng hoặc hành động pháp lý tương tự".
Các công tố viên Hàn Quốc cũng đã đột kích vào nhà của Daniel Shin - đồng sáng lập Terraform Labs.
Giới chức Seoul đang điều tra xem sự sụp đổ của TerraUSD có liên quan tới hoạt động gian lận hay không.
Vì sao TerraUSD sụp đổ?
Stablecoin thuật toán TerraUSD, hay UST, sụp đổ gần như hoàn toàn vào ngày 12.5. TerraUSD mất tỉ giá so với USD, giảm xuống mức thấp nhất là 0,26 USD. Một ngày trước đó, ngày 11.5, mã token chị em của TerraUSD là Luna giảm hơn 97%, xuống dưới 0,22 USD. Ngày 13.5, Luna giảm từ khoảng 80 USD xuống gần 0 USD.
Việc bán tháo làm giảm giá cả Luna và TerraUSD. Theo dữ liệu của Chainalysis, ngày 7.5, một nhà giao dịch tiền điện tử đổi 1 đổi 1 khoản 85 triệu TerraUSD lấy stablecoin USDC. USD Coin là stablecoin kỹ thuật số gắn với đồng USD do tập đoàn Center quản lý. Trong giờ tiếp theo, một nhà giao dịch khác đổi 100 triệu TerraUSD lấy USDC.
Đây là khởi đầu của sự hoảng loạn trong các nhà đầu tư và bắt đầu đợt bán tháo. Nhiều chủ sở hữu TerraUSD gửi tại Anchor Protocol bắt đầu rút tiền. Anchor Protocol là nền tảng tiết kiệm, cho vay và đi vay được xây dựng trên blockchain Terra. Gần 3/4 tổng số TerraUSD được gửi vào Anchor Protocol.
Terraform Labs sau đó bắt đầu bán hàng tỉ bitcoin dự trữ để mua TerraUSD.
Ngoài ra, những người sở hữu có thể "đốt" TerraUSD để lấy một lượng Luna tương đương và nhiều nhà đầu tư đồng loạt làm vậy khiến Luna tăng giá.
Thuật toán cân bằng dự trữ Luna với TerraUSD không thể theo kịp những biến động này và dự án stablecoin sụp đổ.
Tác động tới thị trường tiền điện tử?
Nhà sáng lập tiền điện tử người Hàn Quốc Do Kwon là câu chuyện về sự kiêu ngạo, phá sản và bi kịch cá nhân, Yahoo Finance nhận định.
Trong quá trình phát triển, Do Kwon đã bác bỏ sự giám sát ngày càng tăng với cách ứng dụng tài chính phi tập trung Anchor Protocol có thể tạo ra mức lãi suất cao bất thường là 20% với các khoản tiền gửi stablecoin TerraUSD.
Trước khi xảy ra thảm họa sụp đổ khiến thị trường tiền điện tử tới nay vẫn chưa phục hồi, các tổ chức cho vay tiền điện tử lớn như CEL-USD, Voyager Digital và quỹ phòng hộ Three Arrows Capital (3AC) đã đầu tư tài sản của khách hàng của họ vào chương trình sinh lợi cao.
Nhưng khi chương trình tiền gửi lãi suất cao nhanh chóng được làm sáng tỏ vào đầu tháng 5.2022, gần 45 tỉ USD vốn hóa thị trường tiền điện tử đã bị xóa sổ trong vòng một tuần.
Sự sụp đổ của TerraUSD đã kéo theo Celsius Network, Voyager Digital và Three Arrows Capital.
Tác động lan nhanh khiến giá trị của các loại tiền điện tử blue chip như ethereum (ETH-USD) và bitcoin (BTC-USD) giảm giá. Bitcoin giảm từ khoảng 40.000 USD xuống còn khoảng 20.000 USD trong những tuần sau đó, ethereum tiếp nối với mức giảm từ khoảng 3.000 USD xuống còn khoảng 1.000 USD.
Ngoài ra, bởi nhiều cá nhân gửi TerraUSD vào Anchor Protocol, sự sụp đổ dẫn tới nhiều vụ tự tử và các thảm kịch cá nhân khác.