Kiến trúc đỉnh cao của Bảo tàng Cố Cung ở Tử Cấm Thành, Trung Quốc

Ngọc Vân |

Bảo tàng Cố Cung trong Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc có hệ thống thoát nước hàng trăm năm tuổi hoạt động hiệu quả đến tận ngày nay.

Những trận mưa như trút ở Bắc Kinh làm dấy lên các cuộc thảo luận rộng rãi về chức năng của hệ thống thoát nước cổ trong Bảo tàng Cố Cung - Hoàn cầu Thời báo cho hay.

Bắc Kinh hứng chịu trận mưa lớn đầu tiên của mùa mưa kéo dài trong hai ngày 21-22.7, xoa dịu cái nóng mùa hè ở thủ đô. Những trận mưa như trút nước không cản trở hoạt động của Bảo tàng Cố Cung, nơi có hệ thống thoát nước hàng trăm năm tuổi giúp quần thể kiến trúc chật chội hoạt động bình thường.

Theo Cơ quan Khí tượng Bắc Kinh, lượng mưa 50,4 mm/giờ đã trút xuống thủ đô vào sáng 22.7 và cảnh tượng "1.000 đầu rồng phun nước" rất hiếm gặp đã để lại ấn tượng cho hàng nghìn du khách đến tham quan Bảo tàng Cố Cung.

Các video về cảnh tượng này đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc Sina Weibo, cho thấy những chiếc đầu rồng phun nước và mặt sàn "không thấm nước".

Hệ thống thoát nước bên trong Bảo tàng Cố Cung là một chủ đề thu hút sự quan tâm của tất cả du khách và những người yêu thích lịch sử.

"Có 1.142 vòi thoát nước hình đầu rồng. Chúng tôi rất may mắn được chứng kiến cảnh tượng này mặc dù chúng tôi phải đứng dưới mưa lớn như thế" - Guan Ping, nhà sử học ở Bắc Kinh, người tình cờ đến thăm Bảo tàng Cố Cung cùng cháu gái hôm 22.7, nói.

Ảnh: Bảo tàng Cố Cung
Có 1.142 vòi thoát nước hình đầu rồng trong Bảo tàng Cố Cung. Ảnh: Bảo tàng Cố Cung

Là một phần quan trọng của di tích văn hóa Bảo tàng Cố Cung, hệ thống thoát nước được bảo vệ giống như các yếu tố kiến trúc cổ khác. Trong suốt 18 năm cải tạo từ 2002 đến 2020, hệ thống thoát nước dù có trong kế hoạch cải tạo, nhưng không bị điều chỉnh nhiều so với cấu trúc ban đầu - ông Guan lưu ý.

Theo Tân Hoa Xã, Bảo tàng Cố Cung chia hệ thống thoát nước thành nhiều khu vực và tiến hành làm sạch cứ 4 đến 5 năm một lần.

"Việc xây dựng hệ thống thoát nước là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thực tiễn và tính thẩm mỹ của người Trung Quốc cổ đại" - nhà sử học Guan nói.

Các chuyên gia cho biết, trong khoảng 600 năm, Bảo tàng Cố Cung không bị ngập nước mưa vì những người thợ thủ công cổ đại đã tính đến vấn đề thoát nước khi xây dựng.

Thiết kế của tất cả các loại mái của cung điện trong Bảo tàng Cố Cung tuân theo đặc điểm của các rặng núi cao và sườn dốc để thoát nước mưa nhanh chóng.

Ảnh: Xinhua
Tuyết trắng trên mái cung điện trong Bảo tàng Cố Cung. Ảnh: Xinhua

Hầu hết các tòa nhà trong Bảo tàng Cố Cung đều nằm trên nền cao, cao nhất cách mặt đất khoảng 8 mét, để nước mưa có thể chảy xuống một cách tự nhiên.

Hai hệ thống thoát nước bên trong Bảo tàng Cố Cung đóng vai trò quan trọng gồm hệ thống thoát nước hữu hình và vô hình. Các hệ thống có thể nhìn thấy là các cửa thoát nước và vòi thoát nước, chúng có thể xả nước bên trong Bảo tàng Cố Cung ra hào bên ngoài.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước vô hình bao gồm các ống thoát nước được chôn dưới lớp gạch đen, sau một trận mưa bão, nước mưa có thể thấm vào các ống bên trong này và thải ra bên ngoài Bảo tàng Cố Cung.

Phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Lịch sử Bắc Kinh Ma Jiannong, cho biết: "Tất cả các bề mặt trong Bảo tàng Cố Cung đều hơi dốc ra ngoài. Ngoài ra, hệ thống thoát nước không chỉ từ mặt đất đi xuống mà còn được chôn trong cống tương ứng, nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề thoát nước".

Bảo tàng Cố Cung kết hợp hệ thống thoát nước với thẩm mỹ kiến trúc, cho thấy người Trung Quốc cổ đại rất chú trọng đến tính thực tế và thẩm mỹ của thiết kế kiến trúc - Ma Jiannong nói.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc triển khai siêu dự án "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành"

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc triển khai dự án siêu năng lượng sa mạc lớn bậc nhất toàn cầu, được ví như "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành".

Trung Quốc bắt tay vào dự án khí đốt khó nhất thế giới ở giếng siêu sâu hơn 10.000 mét

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng khí đốt sâu hơn 10.000 mét, được cho là dự án khoan khó khăn nhất thế giới, với hy vọng tìm được trữ lượng khí đốt lớn.

Phát hiện sửng sốt về Bảo tàng ở Tử Cấm Thành Trung Quốc

Khánh Minh |

Dữ liệu mới cho thấy Bảo tàng Cố cung ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, cao hơn 1 mét so với 600 năm trước.

Nhan sắc xinh đẹp của Phương Oanh trong lễ ăn hỏi với Shark Bình ở Hà Nam

Chí Long |

Lễ ăn hỏi của Phương Oanh - Shark Bình diễn ra tại Hà Nam, ngày 26.7 thu hút sự quan tâm của dư luận, công chúng.

Đầu tư dự án thoát nước nghìn tỉ nhưng 90 nhà hàng, khách sạn không đấu nối

THÙY TRANG |

Một trong những nguyên nhân khiến cho nước xả ra biển Đà Nẵng vẫn bị đen là dù thành phố đã đầu tư dự án tách nước thải sinh hoạt cả nghìn tỉ đồng nhưng thực tế là còn nhiều hộ dân và các nhà hàng, khách sạn ven biển hiện chưa đấu nối vào hệ thống.

Bài toán khó khi tiếp tục đấu giá căn hộ tái định cư bỏ hoang ở TPHCM

Bảo Chương |

Trong bối cảnh hầu hết các kênh huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đều đang tắc, muốn đấu giá thành công các căn hộ tái định cư bỏ hoang đòi hỏi phải có những phương án hiệu quả hơn.

Xác định vị trí bão Doksuri đổ bộ, Trung Quốc phát cảnh báo cấp cao nhất

Thanh Hà - Quý An |

Khi bão Doksuri tiến gần và khoanh vùng được vị trí đổ bộ, Trung Quốc đã phát cảnh báo đỏ - cảnh báo ở mức cao nhất - để ứng phó khẩn cấp.

Đồi hoa mặt trời hơn 10.000m2 gây thương nhớ ở Đà Lạt

Ninh Phương |

Những ngày gần đây, giới trẻ liên tục chụp ảnh ở một điểm check-in mới là đồi hoa hướng dương vàng rực rỡ tại xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, Lâm Đồng.

Trung Quốc triển khai siêu dự án "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành"

Ngọc Vân |

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc triển khai dự án siêu năng lượng sa mạc lớn bậc nhất toàn cầu, được ví như "Tam Hiệp trên Vạn Lý Trường Thành".

Trung Quốc bắt tay vào dự án khí đốt khó nhất thế giới ở giếng siêu sâu hơn 10.000 mét

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng khí đốt sâu hơn 10.000 mét, được cho là dự án khoan khó khăn nhất thế giới, với hy vọng tìm được trữ lượng khí đốt lớn.

Phát hiện sửng sốt về Bảo tàng ở Tử Cấm Thành Trung Quốc

Khánh Minh |

Dữ liệu mới cho thấy Bảo tàng Cố cung ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, cao hơn 1 mét so với 600 năm trước.