Khủng hoảng thế hệ kế cận trong ngành dầu mỹ phẩm Morocco

Thanh Hà |

Bị thế hệ trẻ từ chối, ngành dầu mỹ phẩm của Morocco đối diện với tương lai bất định.

Chủ yếu là lao động lớn tuổi

Dầu argan của Morocco được ngành công nghiệp mỹ phẩm đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay, dầu argan chủ yếu do người lao động lớn tuổi sản xuất, đặt ra câu hỏi về việc liệu nghề thủ công này có thể tiếp tục trong bao lâu, theo AFP.

Hàng chục phụ nữ ngồi trên sàn của một xưởng sản xuất ở Essaouira - đô thị cảng trên bờ biển Đại Tây Dương của Morocco - để tách vỏ hạt argan, nghiền nát và chiết xuất dầu. Đây là nghề thủ công lâu đời nhưng ngày càng bị giới trẻ ở vương quốc Bắc Phi xa lánh.

Những người phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi trên 60, nghiền những quả nhỏ màu vàng theo cách thủ công tại hợp tác xã Marjana, trong khi những người khác dùng búa để đập vỡ vỏ cứng và loại bỏ hạt.

Trái cây sau đó được phân loại, rang, xay và ép lấy dầu. Loại dầu argan này được sử dụng trong nấu ăn nhưng từ lâu cũng nổi tiếng với đặc tính giữ ẩm và chống lão hóa cho da và tóc.

Samira Chari, 42 tuổi, là thợ thủ công trẻ nhất của Marjana. Cô cho biết: “Đó là công việc khó khăn, đòi hỏi kinh nghiệm và hơn hết là sự kiên nhẫn".

Người sáng lập hợp tác xã Marjana Amel El Hantatti cho biết, công việc lao động chân tay là một lý do khiến "những người trẻ tuổi không theo nghề này nữa" dù ở đây thiếu việc làm.

Khu vực này là nơi có những vườn argan rộng lớn. Khách du lịch dừng chân xem quy trình sản xuất và mua các sản phẩm argan được đội ngũ nhân viên toàn nữ của Marjana chào đón nồng nhiệt.

Argan rất quan trọng với khu vực giữa các đô thị Essaouira và Agadir. Năm 1998, UNESCO đã tuyên bố một khu dự trữ sinh quyển trong khu vực này sau đó bổ sung thêm việc trồng cây argan vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể.

Dầu argan là nguồn thu nhập chính ở khu vực phía nam Morocco. Ở đây, rất ít cây trồng khác có thể sống sót trong điều kiện lượng mưa thấp và nắng nóng mùa hè gay gắt.

Hầu hết phụ nữ tại hợp tác xã Marjana đều trên 60 tuổi. Ảnh: AFP
Hầu hết phụ nữ tại hợp tác xã Marjana đều trên 60 tuổi. Ảnh: AFP

Dầu argan cũng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Morocco và được chứng nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2010.

Hantatti thành lập hợp tác xã vào năm 2005. Bà cho biết hiện có 80 phụ nữ làm việc tại đây, một số làm việc trong lĩnh vực sản xuất và những người khác bán hàng. Nhưng hiện tại bà chia sẻ: "Tôi thực sự sợ rằng việc sản xuất dầu argan thủ công có thể biến mất".

Những công nhân trẻ tuổi của hợp tác xã thích làm việc trong cửa hàng quà tặng, bán xà phòng, dầu gội đầu và kem dưỡng ẩm argan.

Một trong số họ, Assia Chaker, 25 tuổi, nói: "Tôi đã thử làm việc vài ngày với những người thợ thủ công nhưng không thể, đó là một quá trình khó khăn và thực sự mệt mỏi. Tôi thích được tiếp xúc với mọi người và thực hành những ngôn ngữ khác với khách du lịch đến cửa hàng thay vì dành cả ngày để nghiền hạt argan. Dù sao đi nữa, một ngày nào đó công việc đó sẽ được thực hiện bằng máy móc".

Nhưng Hantatti cho biết, quy trình này khó cơ giới hóa, trong đó nhấn mạnh "dầu chiết xuất bằng máy sẽ không bao giờ có hương như những gì các thợ thủ công nữ sản xuất".

"Nó chứa đựng tất cả những rung cảm tích cực của những nghệ nhân, tiếng cười của họ, những câu chuyện họ chia sẻ khi đang làm việc. Có một phẩm chất tinh thần khiến nó trở nên đặc biệt và độc đáo" - bà lưu ý.

Hợp tác xã sản xuất tới 1.000 lít dầu mỗi năm và làm việc với các công ty du lịch để đưa du khách tới thăm.

Morocco sản xuất khoảng 5.640 tấn dầu argan hàng năm, theo số liệu chính thức, khoảng 40% trong số đó dành cho xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp Morocco, doanh thu của ngành đã tăng gấp ba lần từ năm 2012 đến năm 2019, đạt khoảng 115 triệu USD.

Những kỹ năng trao truyền

Nhưng các nhà sản xuất ở Essaouira nói rằng, thế hệ tiếp theo ít quan tâm đến việc học nghề. "Tất cả những gì tôi biết trong suốt cuộc đời mình là dầu argan. Với tôi, nó cần thiết như ôxy và nước" - Samira nói khi rang hạt trong một lò đất sét lớn.

Samira thường làm việc 10 giờ mỗi ngày để chu cấp cho con cái. Cô đã học mọi công đoạn sản xuất dầu argan từ cha mẹ. Đó là những kỹ năng truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng cô nói rằng các con không muốn tham gia vào ngành này - một sự lựa chọn mà cô hiểu được.

Thế hệ tiếp theo ở Morocco ít quan tâm đến việc học nghề làm dầu argan. Ảnh: AFP
Thế hệ tiếp theo ở Morocco ít quan tâm đến việc học nghề làm dầu argan. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, với ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học ủng hộ tác dụng với sức khỏe của dầu argan, đây vẫn là một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương và là mặt hàng được săn đón trên toàn thế giới.

Chính phủ Morocco cũng đã chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực này, đặc biệt là việc xây dựng 13 hồ chứa để trữ nước mưa, giúp giảm thiểu hạn hán trong khu vực.

Rabat đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng dầu argan vào năm 2030, với hy vọng ủng hộ sự xuất hiện của "thế hệ mới của tầng lớp trung lưu nông thôn".

Nhưng với ngày càng ít người trẻ theo nghề này, thời gian sẽ trả lời xem liệu một thế hệ khác có học được những truyền thống gắn liền với cây argan hay không.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam và Morocco tăng cường hợp tác cả kênh song phương, đa phương

Thanh Hà |

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Morocco, nước duy nhất ở Châu Phi có cơ chế hợp tác nghị viện với Việt Nam.

Những loại mỹ phẩm có thể sử dụng hiệu quả cho tóc và da

Minh Anh |

Dưới đây là các loại mỹ phẩm có thể dùng được cho cả da và tóc một cách hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Im lặng bao trùm khi cậu bé mắc kẹt 5 ngày dưới giếng ở Morocco qua đời

Thanh Hà |

Morocco chọn ngày 7.2 để chôn cất "Rayan bé nhỏ" - cậu bé 5 tuổi mắc kẹt dưới giếng đã qua đời sau chiến dịch giải cứu kéo dài nhiều ngày thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

Lý do hộ chiếu UAE quyền lực nhất thế giới năm 2023

Chí Long |

Hộ chiếu UAE từ vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng năm ngoái đã leo lên đầu bảng, theo chỉ số mới của công ty tư vấn thuế và nhập cư Nomad Capitalist.

Hình ảnh đoàn khách Trung Quốc đầu tiên nhập cảnh Lạng Sơn sau COVID - 19

Trần Tuấn |

Chiều 15.3, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch 124 người đến từ Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

Công an TPHCM triệt phá hai công ty đòi nợ thuê quy mô lớn

Anh Tú |

TPHCM- Ngày 15.3, Công an quận Tân Bình đã khởi tố 14 đối tượng hoạt động thu hồi nợ về tội “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan đến Công ty CP mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng và Chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ.

Lãnh đạo Apax Leaders hứa lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Tại buổi họp chiều 15.3, lãnh đạo hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders cam kết với phụ huynh sẽ thành lập văn phòng riêng để giải quyết vấn đề rút học phí. Theo dự kiến, lộ trình trả học phí sẽ bắt đầu từ tháng 11.2023.

Từ ngày 18.3, đăng kiểm có thêm 30 kiểm định viên Bộ Quốc phòng hỗ trợ

HỮU CHÁNH |

Từ ngày 18.3, ngành Đăng kiểm sẽ có thêm 30 cán bộ, chiến sĩ Bộ Quốc phòng hỗ trợ kiểm định xe cơ giới.

Việt Nam và Morocco tăng cường hợp tác cả kênh song phương, đa phương

Thanh Hà |

Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Morocco, nước duy nhất ở Châu Phi có cơ chế hợp tác nghị viện với Việt Nam.

Những loại mỹ phẩm có thể sử dụng hiệu quả cho tóc và da

Minh Anh |

Dưới đây là các loại mỹ phẩm có thể dùng được cho cả da và tóc một cách hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Im lặng bao trùm khi cậu bé mắc kẹt 5 ngày dưới giếng ở Morocco qua đời

Thanh Hà |

Morocco chọn ngày 7.2 để chôn cất "Rayan bé nhỏ" - cậu bé 5 tuổi mắc kẹt dưới giếng đã qua đời sau chiến dịch giải cứu kéo dài nhiều ngày thu hút sự quan tâm của cả thế giới.