Hàn Quốc nuôi tham vọng trở thành cường quốc vũ khí

Thảo Phương |

Hàn Quốc đang sử dụng thoả thuận vũ khí trị giá 13,7 tỉ USD với Ba Lan để đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quân sự.

Thoả thuận vũ khí trị giá 13,7 tỉ USD giữa Hàn Quốc và Ba Lan - thành viên chủ chốt của NATO - bao gồm hàng trăm bệ phóng tên lửa Chunmoo, xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay chiến đấu FA-50.

Giá trị của thỏa thuận và số lượng vũ khí liên quan khiến Hàn Quốc trở nên nổi bật trên đường đua với những ông lớn quân sự.

Hàn Quốc đang sử dụng thỏa thuận vũ khí trị giá 13,7 tỉ USD với Ba Lan - thỏa thuận lớn nhất từ ​​trước đến nay của Seoul - để đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quân sự.

Các công ty quốc phòng nước này hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu vũ khí của châu Âu trong tương lai.

Các quan chức Hàn Quốc và Ba Lan cho biết, quan hệ đối tác sẽ giúp họ chinh phục thị trường vũ khí châu Âu. Thậm chí, 2 quốc gia còn đặt mục tiêu hoạt động vượt ra ngoài cuộc chiến Ukraina với việc Seoul cung cấp vũ khí chất lượng cao và Ba Lan cung cấp tốc độ sản xuất nhanh hơn các nước khác.

Những người trực tiếp tham gia vào thỏa thuận cho biết sự liên minh giữa Hàn Quốc và Ba Lan đã cung cấp một kế hoạch chi tiết cho việc mở rộng phạm vi hoạt động của Seoul. Từ đó, Hàn Quốc sẽ đạt được tham vọng trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới.

“Cộng hòa Czech, Romania, Slovakia, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và những quốc gia khác từng nghĩ họ chỉ mua các sản phẩm quân sự tại châu Âu.

Tuy nhiên giờ đây, họ biết rằng nếu lựa chọn Hàn Quốc, vũ khí có thể được mua với giá thấp và được giao hàng nhanh chóng hơn” - Reuters dẫn lời Oh Kyeahwan - Giám đốc Hanwha Aerospace, người tham gia thỏa thuận với Ba Lan - cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, doanh số bán vũ khí năm 2022 của Seoul đã tăng lên hơn 17 tỉ USD - từ mức 7,25 tỉ USD của năm trước đó. Khi các nước phương Tây đua nhau trang bị vũ khí cho Ukraina và căng thẳng gia tăng ở các điểm nóng khác như Triều Tiên, Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội vàng.

Các công ty Hàn Quốc không tiết lộ đơn giá vũ khí của họ, song những sản phẩm quân sự thường được bán kèm theo phương tiện hỗ trợ và phụ tùng thay thế.

Lukasz Komorek - Giám đốc Văn phòng Dự án Xuất khẩu tại Tập đoàn Vũ khí Ba Lan - cho biết, thỏa thuận được thành lập giữa các tập đoàn của Hàn Quốc và Ba Lan cho phép các công ty chế tạo vũ khí, bảo dưỡng máy bay chiến đấu và cung cấp thành phẩm cho các quốc gia châu Âu.

Sash Tusa, nhà phân tích quốc phòng và hàng không vũ trụ tại Agency Partners nhận định, mặc dù cả hai quốc gia đều có nền công nghiệp quốc phòng vững chắc, nhưng các kế hoạch dài hạn sẽ gặp trở ngại.

“Luồng gió chính trị hoàn toàn có thể thay đổi, làm giảm nhu cầu của các quốc gia đối với những loại vũ khí truyền thống như lựu pháo và xe tăng” - Tusa nói.

Tusa cũng cho biết, ngay cả khi sản xuất và nhu cầu ổn định, các nước châu Âu cũng có thể muốn các thỏa thuận của riêng họ với Hàn Quốc và Ba Lan theo thế mạnh của hai quốc gia chứ không dùng thỏa thuận quân sự.

Các quan chức Seoul chia sẻ rằng họ đã thuyết phục Ba Lan sản xuất vũ khí của Hàn Quốc để việc giao hàng cho các quốc gia châu Âu trở nên dễ dàng hơn.

“Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy ngoại giao quân sự và hợp tác quốc phòng để mối quan hệ với các quốc gia khác có thể phát triển thành nhiều mối quan hệ đối tác, chứ không chỉ là người bán - người mua”, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Hàn Quốc mạnh tay với ma túy khi ngày càng nhiều thanh thiếu niên nghiện

Thanh Hà |

Tháng 10 năm ngoái, khi đang dự tiệc ở Itaewon, Seoul, Hàn Quốc, Michelle (tên nhân vật đã được thay đổi) thấy mình nôn mửa, mất thăng bằng và không thể tập trung sau khi ăn một số kẹo dẻo Halloween được phát trên đường phố.

Lý do tàu ngầm hạt nhân Mỹ thăm Hàn Quốc mà không ghé Nhật Bản

Thanh Hà |

Trong những ngày tới, một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Mỹ dự kiến thăm cảng ở Hàn Quốc lần đầu tiên từ năm 1981.

Nhật Bản, Hàn Quốc nối lại đối thoại tài chính giữa căng thẳng

Song Minh |

Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức cuộc họp tài chính đầu tiên sau 7 năm hôm 1.5 và đồng ý nối lại đối thoại thường xuyên.

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử tại Việt Nam

NHÓM PV |

Hình ảnh học sinh, giới trẻ sử dụng thuốc lá điện tử công khai, phổ biến nhiều nơi là hiện tượng đáng báo động. Hưởng ứng ngày Thế giới không hút thuốc lá 31.5 năm nay, vấn đề giới trẻ lạm dụng thuốc lá điện tử đã và đang được các đại biểu Quốc hội quan tâm lên tiếng

Có một Chủ tịch Công đoàn tìm việc cho lao động mất việc ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - “Nhiều lao động mất việc vì dịch COVID-19, Công đoàn công ty cũng phải xoay sở để tìm công việc tạm thời mới làm sao đảm bảo thu nhập cho người lao động, giúp người lao động gắn bó với công ty, với tổ chức công đoàn” - đó là tâm niệm của anh Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Âu Lạc, thành phố Hạ Long.

Từ vụ đốt xe bán tải tự tử, rủi ro khó lường từ nghề cho thuê ô tô tự lái

Quế Chi |

Vụ việc một người đàn ông dùng xăng đốt xe ôtô thuê tự lái tại tỉnh Lâm Đồng đang gây chấn động dư luận. Ở góc độ khác, vụ việc này cho thấy rủi ro của nghề cho thuê xe tự lái.

Hành trình 15 năm Trung Quốc phát triển máy bay chở khách đầu tiên

Song Minh |

Sau 15 năm phát triển, chiếc máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất đã đi vào hoạt động.

Xe tải lao vào hàng xe máy chờ đèn đỏ, 1 người chết, 3 người bị thương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, một xe tải nghi mất lái đã lùa nhiều xe máy đang dừng đèn đỏ. Vụ tai nạn khiến 1 lao động đi làm về tử vong, 2 người bị thương phải đưa đi cấp cứu, 1 người bị thương nhẹ.

Hàn Quốc mạnh tay với ma túy khi ngày càng nhiều thanh thiếu niên nghiện

Thanh Hà |

Tháng 10 năm ngoái, khi đang dự tiệc ở Itaewon, Seoul, Hàn Quốc, Michelle (tên nhân vật đã được thay đổi) thấy mình nôn mửa, mất thăng bằng và không thể tập trung sau khi ăn một số kẹo dẻo Halloween được phát trên đường phố.

Lý do tàu ngầm hạt nhân Mỹ thăm Hàn Quốc mà không ghé Nhật Bản

Thanh Hà |

Trong những ngày tới, một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) của Mỹ dự kiến thăm cảng ở Hàn Quốc lần đầu tiên từ năm 1981.

Nhật Bản, Hàn Quốc nối lại đối thoại tài chính giữa căng thẳng

Song Minh |

Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức cuộc họp tài chính đầu tiên sau 7 năm hôm 1.5 và đồng ý nối lại đối thoại thường xuyên.