Giới khoa học Trung Quốc coi lệnh cấm đầu tư của Mỹ là cơ hội

Thảo Phương |

Ngành công nghệ Trung Quốc ít phụ thuộc vào nguồn đầu tư của Mỹ trong những năm gần đây, một số người Trung còn coi các hạn chế là một cơ hội.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào công nghệ có những tác động khá yếu ớt khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã ít phụ thuộc vào các khoản đầu tư của Mỹ trong những năm gần đây.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp để ngăn đồng USD chảy vào các nghiên cứu chất bán dẫn, vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc.

Theo sắc lệnh, sự tiến bộ nhanh chóng của “các quốc gia đáng lo ngại” trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ có khả năng đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.

Ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc từ lâu đã là điểm đến của vốn đầu tư mạo hiểm Mỹ, nhưng đã chậm lại đáng kể khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.

“Trước đây, Mỹ đã có một số khoản đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn nhưng điều đó đã dừng lại. Việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ lượng tử hay trí tuệ nhân tạo cũng đã ngừng từ 4-5 năm trước” - ông Lý Chí Minh, Phó chủ tịch Trung tâm Đánh giá Khoa học và Công nghệ Quốc gia chia sẻ.

Lệnh cấm đầu tư mới của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ nhạy cảm như chất bán dẫn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Lệnh cấm đầu tư mới của Mỹ nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ nhạy cảm như chất bán dẫn. Ảnh: Xinhua

Ông Vương, Tổng Giám đốc XT Quantech có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Những năm gần đây, các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn và AI gần như không phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài nên những hạn chế mới từ Mỹ sẽ ít ảnh hưởng đến chúng tôi”.

Một nhà vật lý lượng tử người Trung đã không ngạc nhiên trước lệnh cấm mới nhất. Nhà khoa học giấu tên cho biết ông đã từ chối lời đề nghị từ một số nhà đầu tư Mỹ cách đây 4 năm vì ông lo ngại nó có thể gây rắc rối khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi.

Khi Bắc Kinh hướng nhiều tài trợ hơn vào khoa học và công nghệ để đạt được mục tiêu tự lực, một số người coi những hạn chế từ Mỹ là một cơ hội.

Một nhà đầu tư tập trung vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển công nghệ của mình và kiên quyết hỗ trợ các giải pháp thay thế trong nước, vì vậy việc rút vốn của Mỹ là cơ hội để chúng tôi tham gia”.

Ông Lý từ Trung tâm Đánh giá Khoa học và Công nghệ Quốc gia cũng cho hay, những đơn đặt hàng mới có thể thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà khoa học Trung Quốc và tạo động lực cho ngành này.

Theo ông Tăng Liêu Nguyên, Phó Giáo sư Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, các trường đại học và viện nghiên cứu đã chuẩn bị sẵn sàng cho những hạn chế sắp tới.

Ông Tăng nói: “Chúng tôi không cảm thấy bị đe dọa hay bị uy hiếp. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách nâng cao sức mạnh công nghệ của Trung Quốc trong những lĩnh vực này”.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh công nghệ giữa hai cường quốc cũng có những tác động nhất định ở Trung Quốc. Nhà vật lý lượng tử giấu tên cho biết thật đáng tiếc khi các nhà khoa học rơi vào tình thế mà ông gọi là “thua cuộc”. Những năm gần đây công ty khởi nghiệp của ông gần như không thể tìm nguồn cung vật liệu thiết yếu từ Mỹ.

Tìm nguồn cung ứng linh kiện cũng là một vấn đề đối với các công ty Trung Quốc khác. Một nhà nghiên cứu đã đưa ra ví dụ về Origin Quantum, một công ty lớn của Trung Quốc về công nghệ lượng tử.

“Origin Quantum từng nói có thể xây dựng một máy tính lượng tử với hàng trăm qubit. Tuy nhiên, cho đến nay họ mới chỉ chế tạo được một chiếc máy tính có hơn 70 qubit” - một nhà nghiên cứu cho biết.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm quan chức y tế Trung Quốc bị điều tra tham nhũng trong đại dịch

Khánh Minh |

Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y chỉ vài tháng sau khi kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Chưa thoát mưa lũ, bão Khanun lại gây hậu quả nặng nề ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Bão Khanun gây lở đất chết người ở Trung Quốc trong khi nước này vẫn đang khắc phục hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ lịch sử.

Rủi ro mới với chuỗi cung ứng chip toàn cầu

Thanh Hà |

Ngày 9.8, Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Macao (Trung Quốc) trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và công nghệ lượng tử.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024 sẽ là "cú hích" cho Điện Biên

Tuấn Anh |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ủng hộ và sẽ báo cáo Chính phủ đề xuất chọn Điện Biên đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2024.

Mất 2-3 giây để lên máy bay bằng thiết bị mới của Bộ Công an qua VNeID

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an nghiên cứu, phát triển, đưa vào sử dụng thiết bị xác thực thông tin trong VNeID và hành khách làm thủ tục đi máy bay tại các cảng hàng không chỉ mất khoảng 2-3 giây.

Nguy cơ mất trắng tiền tỉ khi mua đất không sổ đỏ ở Sóc Sơn

Thu Giang |

Bỏ tiền tỉ mua mảnh đất rộng hàng nghìn m2 tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội), nhiều người dân đang lo lắng khi giao dịch mua bán đất đai tại đây chủ yếu là giấy tờ viết tay, không sổ đỏ.

Bộ Giao thông Vận tải làm rõ về khó khăn xử phạt đường bộ

Quý An |

Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre về khó khăn trong xác định hành vi, đối tượng vi phạm giao thông đường bộ.

Hàng trăm quan chức y tế Trung Quốc bị điều tra tham nhũng trong đại dịch

Khánh Minh |

Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y chỉ vài tháng sau khi kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Chưa thoát mưa lũ, bão Khanun lại gây hậu quả nặng nề ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Bão Khanun gây lở đất chết người ở Trung Quốc trong khi nước này vẫn đang khắc phục hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ lịch sử.

Rủi ro mới với chuỗi cung ứng chip toàn cầu

Thanh Hà |

Ngày 9.8, Tổng thống Joe Biden ký sắc lệnh hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Macao (Trung Quốc) trong các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và công nghệ lượng tử.