Giá LNG Châu Á tăng kỷ lục khi Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu dự trữ mùa đông

Thanh Hà |

Để mua được LNG giao ngay trên thị trường toàn cầu, khách hàng Châu Âu đang trả giá cao để cạnh tranh mạnh với khách hàng Châu Á.

Giá LNG đạt kỷ lục mới

Giá LNG ở Châu Á đang đạt mức kỷ lục mới khi Nhật Bản và Hàn Quốc - 2 khách hàng  lớn nhất trong khu vực - bắt đầu chương trình thu mua cho mùa đông sắp tới, nhiều nguồn tin trong ngành tiết lộ với Straits Times.

Giá LNG tăng vọt do căng thẳng nguồn cung toàn cầu bởi Châu Âu gặp khó khăn khi mất dòng khí đốt từ Nga.

Tại Châu Á, giá LNG trung bình cho hàng giao tháng 10 ở Đông Bắc Á được ước tính là 57 tới 60 USD/đơn vị nhiệt Anh, các nguồn tin trong ngành nhận định, cao hơn đáng kể với giá LNG đầu quý 3 của năm 2022.

Giá LNG giao ngay ở Châu Á được giao dịch quanh ngưỡng 42-43 USD vào giai đoạn cuối tháng 7 tới đầu tháng 8. Trước đó, dữ liệu trong ngành năng lượng chỉ ra, giá LNG giao ngay vào tháng 5 là 25 USD và tháng 6 là 38 USD.

Cơ sở tiếp nhận của đường ống Nord Stream 1 trên biển Baltic và trạm trung chuyển của đường ống dẫn khí đốt OPAL tại Lubmin, Đức, ngày 21.7.2022. Ảnh: Markus Schreiber
Cơ sở tiếp nhận của đường ống Nord Stream 1 trên biển Baltic và trạm trung chuyển của đường ống dẫn khí đốt OPAL tại Lubmin, Đức, ngày 21.7.2022. Ảnh: Markus Schreiber

Ông Alex Siow, nhà phân tích khí đốt Châu Á tại công ty ICIS cho hay, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang đặt mục tiêu bảo đảm khoảng 5 triệu tấn LNG giao ngay trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10 so với mức 5,5 triệu tấn ghi nhận cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 8, ông Graeme York - chủ tịch Senoko Energy của Singapore - cho hay, công ty đã dùng nhiều dầu diesel hơn để phát điện trong 6 tháng qua bởi biến động giá khí đốt và nguồn cung.

Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) cũng lưu ý vào thời điểm đó rằng, dù các công ty sản xuất điện ở Singapore tiếp tục sử dụng khí đốt để sản xuất điện nhưng các nhà máy được thiết kế để có thể hoạt động bằng dầu diesel trong trường hợp cần thiết.

Nhu cầu đạt đỉnh trong mùa đông

Giá dầu đã giảm từ mức đỉnh năm 2022 vào khoảng 130 USD/thùng hồi tháng 3 nhưng nhu cầu dầu khí mạnh trong quý 4 đang đẩy giá lên cao do lo ngại về khả năng sẵn có của nguồn cung, ông Yaw Yanchong, giám đốc Refinitiv - một đơn vị của nhóm giao dịch chứng khoán London - cho hay.

"Chúng tôi dự đoán nhu cầu dầu khí sẽ đạt đỉnh vào mùa đông, đặc biệt là với thời hạn ngày 5.12 của lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu bằng đường biển của Liên minh Châu Âu sắp tới" - ông nói.

Dù lượng LNG giao dịch thấp hơn một chút so với năm 2021, ông Siow chỉ ra, thị trường hiện hoàn toàn khác biệt, trong đó có tình hình biến động mạnh ở Châu Âu. Nguồn cung khí đốt Nga qua đường ống ở Châu Âu đã giảm khoảng 75% trong năm nay do tác động của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga sau chiến sự Ukraina.

Tuần này, Gazprom, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống, vừa công bố chương trình bảo trì bất thường với đường ống Nord Stream 1, một trong những đường ống lớn nhất cung cấp khí đốt cho Đức.

Việc gián đoạn nguồn cung khí đốt qua đường ống khiến khách hàng Châu Âu cạnh tranh mạnh với khách hàng Châu Á bằng cách trả giá cao hơn để mua được nguồn LNG giao ngay trên thị trường toàn cầu vốn chỉ có lượng nhất định, ông Toby Copson - trưởng bộ phận kinh doanh và tư vấn toàn cầu của Trident LNG cho hay.

"Trên thực tế, chúng ta sẽ thấy một cuộc chiến đấu thầu, và trong thời gian này, giá sẽ vẫn tăng do sự cạnh tranh từ Châu Á" - ông nói.

Ông Siow cho biết, dựa trên dữ liệu giá của ICIS, tổng giá trị của 80 lô hàng được đặt mua từ tháng 8 đến tháng 10 ước tính khoảng 14,7 tỉ USD, cao hơn gấp đôi so với giá trị 6,7 tỉ USD của 88 lô hàng được mua trong cùng kỳ năm 2021.

Trong khi sự mất cân bằng giữa cung và cầu giảm nhẹ so với dự báo 14,4 triệu tấn của ICIS hồi tháng 7, thị trường vẫn đang thiếu khoảng 12,3 triệu tấn LNG.

Ông Valery Chow - phó chủ tịch của công ty tư vấn Wood Mackenzie - cho hay, giá cao dẫn tới việc khách hàng, đặc biệt ở Nam Á, nỗ lực giảm chi phí phát điện thông qua sử dụng dầu  - mặt hàng rẻ hơn khí đốt.

"Với các quốc gia có thể chuyển đổi, dầu làm giảm các hóa đơn tiền điện đang tăng nhanh chóng và giảm căng thẳng kinh tế" - ông Chow nói.

Theo chuyên gia này, nhu cầu dầu đã tăng 67% ở Pakistan và 40% ở Bangladesh so với năm trước. "Các quốc gia này đang tăng nhanh nhập khẩu dầu nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu điện" - ông nói. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy LNG Nga đột ngột hủy lô hàng tới Châu Á

Hải Anh |

Việc Nga chuyển sang quốc hữu hóa dự án dầu khí Sakhalin đang ảnh hưởng đến những chuyến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tới khu vực này.

Nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới gặp vấn đề về đường ống

Thanh Hà |

Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới khi việc giao hàng cho khách ở Châu Âu và Châu Á tăng mạnh.

Giá khí đốt Châu Âu tăng mạnh tương đương 410 USD/thùng dầu

Thanh Hà |

Giá khí đốt chuẩn của Châu Âu tăng 14% chỉ trong 3 ngày hồi tuần trước lên mức cao kỷ lục mới, tiếp tục xu hướng tăng từ những tuần gần đây do nhu cầu khí đốt cho sản xuất điện cao trong bối cảnh nắng nóng và nguồn cung khí đốt Nga ở mức thấp, Oilprice.com thông tin ngày 21.8.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhà máy LNG Nga đột ngột hủy lô hàng tới Châu Á

Hải Anh |

Việc Nga chuyển sang quốc hữu hóa dự án dầu khí Sakhalin đang ảnh hưởng đến những chuyến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tới khu vực này.

Nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới gặp vấn đề về đường ống

Thanh Hà |

Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới khi việc giao hàng cho khách ở Châu Âu và Châu Á tăng mạnh.

Giá khí đốt Châu Âu tăng mạnh tương đương 410 USD/thùng dầu

Thanh Hà |

Giá khí đốt chuẩn của Châu Âu tăng 14% chỉ trong 3 ngày hồi tuần trước lên mức cao kỷ lục mới, tiếp tục xu hướng tăng từ những tuần gần đây do nhu cầu khí đốt cho sản xuất điện cao trong bối cảnh nắng nóng và nguồn cung khí đốt Nga ở mức thấp, Oilprice.com thông tin ngày 21.8.