Dự báo kinh tế Nga năm 2023

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Tờ Komsomolskaya Pravda của Nga dự báo kinh tế Nga năm 2023 sẽ có nhiều biến động mạnh liên quan đến dầu mỏ, khí đốt, đồng rúp...

1. Dầu vẫn cứ đắt

Tờ báo nhà nước Komsomolskaya Pravda của Nga dự báo, năm 2022, tài nguyên chính của Nga là "vàng đen". Bất chấp những dự báo bi quan nhất, dầu mỏ vẫn có giá trị cao trong suốt cả năm: 80-90 USD/thùng, và đôi khi tăng vọt lên 120 USD.

Bất chấp tất cả những trừng phạt của Mỹ và phương Tây, dầu của Nga, mặc dù giảm giá, vẫn được nhiều nước mua. Giá trung bình trong những tháng gần đây là khoảng 60 USD.

Dự báo năm 2023: Sẽ không có những thay đổi mạnh về giá dầu. Một mặt, có nguy cơ suy thoái toàn cầu ở phương Tây. Mặt khác, Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp chống COVID-19 cứng rắn và nhu cầu về nguyên liệu thô sẽ phục hồi. Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC cũng đang trong tình trạng sẵn sàng giảm sản lượng một lần nữa để tránh dư cung dầu trên thị trường toàn cầu và ngăn chặn đà giảm giá. Mức giá khoảng 80 USD/thùng có vẻ như là một sự thỏa hiệp cho cả người bán lẫn người mua.

Ảnh: AFP
Dầu của Nga, mặc dù giảm giá, vẫn được nhiều nước mua. Ảnh: AFP

2. Khí đốt

Năm 2022, giá khí đốt tăng cao kỷ lục. Ở Châu Âu, trong sáu tháng qua, giá khí đốt ở mức khoảng 1.500 USD/1.000 mét khối. Con số này cao gấp bốn lần so với mức trung bình trong 5 năm qua.

Việc giao "nhiên liệu xanh" của Nga tới Châu Âu đã giảm mạnh sau vụ phá hoại vào tháng 9 trên hai nhánh của đường ống Nord Stream. Trong nửa đầu năm, doanh thu của Gazprom đạt mức kỷ lục. Còn bây giờ Nga tiếp tục nhận được một phần lợi nhuận, tuy nhiên, nguồn thu ngân sách từ việc bán khí đốt đã giảm.

Dự báo 2023: Nhiều khả năng, giá khí đốt ở Châu Âu sẽ giảm. Mức 700-1.000 USD/1.000 mét khối dường như là hợp lý nhất. Ở mức giá này, Nga sẽ cố gắng tăng doanh số bán hàng sang Châu Á.

Rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream. Ảnh: AFP
Rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream. Ảnh: AFP

3. Ngân sách thâm hụt

Năm 2022, mọi thứ không tồi tệ như dự đoán. Các sản phẩm chính của Nga vẫn bán chạy bất chấp lệnh trừng phạt. Các nhà xuất khẩu đã tìm kiếm những cách thức và phương tiện giao hàng mới. Khách hàng đã không từ chối dầu, khí đốt và kim loại của Nga. Đúng là họ có yêu cầu giảm giá, nhưng đồng thời lại tăng lượng mua hàng. Nổi bật nhất là Ấn Độ, quốc gia đã tăng nhập khẩu dầu của Nga gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, chi phí cũng tăng lên rõ rệt, nhằm hỗ trợ kinh tế, quốc phòng, an ninh. Do đó, vào năm 2022, ngân sách liên bang đã giảm xuống mức thâm hụt tối thiểu.

Dự báo 2023: Chi ngân sách sẽ vượt quá thu khoảng 3 nghìn tỉ rúp (40 tỉ USD). Nga sẽ kiếm được 26,13 nghìn tỉ rúp (360 tỉ USD) và chi tiêu khoảng 29,06 nghìn tỉ rúp (400 tỉ USD). Chi phí cho quốc phòng, an ninh quốc gia và chính sách xã hội sẽ tăng mạnh.

4. Đồng rúp mạnh lên

Đầu năm 2022 đồng rúp mất giá 4 lần, nhưng sau đó bắt đầu tăng giá mạnh. Có nhiều lý do: Xuất khẩu vượt quá nhập khẩu, và những hạn chế nghiêm ngặt của ngân hàng trung ương, cấm những người Nga đã tiết kiệm được hơn 10.000 USD rút tiền từ tài khoản của họ.

Đồng rúp mạnh nhất là vào tháng Sáu. Khi đó, tỉ giá USD giảm xuống còn 51 rúp. Vào cuối năm, đồng rúp giảm giá và đồng USD tăng trên 70 rúp. Nó có giá tương đương vào đầu năm 2021. Nhưng vào ngày 30.12, ngày giao dịch hối đoái cuối cùng, đồng rúp mạnh lên một chút. Đồng USD kết thúc năm ở mức 69,9 rúp, đồng Euro - 74,3 rúp. Như vậy là, trong năm 2022, đồng rúp đã tăng 6,8% so với đồng USD, so với đồng Euro là 13,8%.

Dự báo 2023: Đồng rúp sẽ suy yếu. Nhiều khả năng, đồng USD sẽ dao động trong khoảng từ 70 đến 80 rúp. Đây là mức mà chính phủ coi là chấp nhận được. Nó cho phép nhận được thu nhập tốt từ xuất khẩu mà không đẩy nhanh lạm phát.

5. Không còn thất nghiệp 

Năm 2022, các biện pháp trừng phạt không dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh. Ngược lại, tình trạng thiếu nhân sự ở một số khu vực thậm chí còn trầm trọng hơn và các công ty phải tuyển dụng thêm nhân sự.

Một trong những nguyên nhân là có hàng trăm nghìn người đã rời bỏ đất nước vì nhiều lý do khác nhau. Sự ra đi của các công ty nước ngoài không phải là một đòn giáng mạnh vào thị trường lao động. Nhiều công ty đã chuyển giao công việc kinh doanh ở Nga cùng với nhân viên của họ cho các chủ sở hữu địa phương. Do các doanh nghiệp nước ngoài ra đi, việc sản xuất, mua bán, giao hàng từ nước ngoài bắt đầu phát triển tích cực hơn, và ai cũng cần người. Kết quả là Nga có tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, chỉ 3,7%.

Dự báo 2023: Không có sự gia tăng mạnh về tỉ lệ thất nghiệp. Ở một số ngành (công nghiệp ôtô, văn hóa), tình trạng sa thải sẽ tiếp tục diễn ra, trong khi ở những ngành khác (ngành may mặc, thương mại, nông nghiệp) nhu cầu lao động sẽ tăng.

6. Lạm phát đã được kiềm chế

Năm 2022, hàng hóa trong các cửa hàng không thay đổi nhiều. Các nhà cung cấp đã tìm ra nhiều loại hàng hóa nhập khẩu. Giá sau một hồi tăng nhanh vào mùa xuân đã dừng lại, và hầu như không tăng trong suốt mùa hè và mùa thu. Lạm phát cuối năm khoảng 12%/năm, chỉ cao hơn một chút so với ở Châu Âu và Mỹ.

Dự báo 2023: Ngân hàng Trung ương hy vọng sẽ hạ lạm phát xuống 4-5%/năm "nếu không có gì bất thường xảy ra".

Nguyễn Quang (Theo kp.ru)
TIN LIÊN QUAN

Nga tăng tốc xuất khẩu dầu trước lệnh trừng phạt của EU

Ngọc Vân |

Nga tăng tốc xuất khẩu dầu diesel trong tháng 1 trước khi các lệnh trừng phạt của EU đối với dầu thô có hiệu lực từ tháng 2.

Nga bất ngờ thay đổi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Khánh Minh |

Nga cho phép thanh toán nợ khí đốt bằng ngoại tệ, thay vì đồng rúp.

Phương Tây lo ngại đòn đáp trả của Nga về dầu mỏ

Khánh Minh |

Việc Nga tuyên bố sẵn sàng cắt giảm sản lượng khai thác dầu để trả đũa việc phương Tây áp giá trần dầu mỏ khiến thị trường lo ngại.

Cô giáo gặp tai nạn vì đâm vào chó thả rông: Chuyển hồ sơ công an điều tra

Trọng Lộc |

Phú Thọ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đoan Hùng đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ chó thả rông khiến một cô giáo gặp tai nạn, chấn thương sọ não.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Ám ảnh cảnh hút chích, kim tiêm trong nhà vệ sinh công cộng

HỮU CHÁNH - KHÁNH AN |

Hà Nội - “Ám ảnh tới già” là cảm nhận của nhiều người dân sau khi trải nghiệm nhà vệ sinh công cộng tại bến xe, công viên bởi kim tiêm, rác thải. Còn nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại đây cũng cảm thấy "ớn" mỗi khi phải chạm mặt với những đối tượng nghiện hút chích.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Nga tăng tốc xuất khẩu dầu trước lệnh trừng phạt của EU

Ngọc Vân |

Nga tăng tốc xuất khẩu dầu diesel trong tháng 1 trước khi các lệnh trừng phạt của EU đối với dầu thô có hiệu lực từ tháng 2.

Nga bất ngờ thay đổi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp

Khánh Minh |

Nga cho phép thanh toán nợ khí đốt bằng ngoại tệ, thay vì đồng rúp.

Phương Tây lo ngại đòn đáp trả của Nga về dầu mỏ

Khánh Minh |

Việc Nga tuyên bố sẵn sàng cắt giảm sản lượng khai thác dầu để trả đũa việc phương Tây áp giá trần dầu mỏ khiến thị trường lo ngại.