Cách thức để các nước giàu giúp Pakistan tái thiết hậu thảm họa

Thanh Hà |

Sau nhiều tháng sống trong trại cho người di tản ở Pakistan, Rajab và Jado đang xây lại một ngôi nhà mà họ biết là có thể không tồn tại lâu.

Thảm họa chồng thảm họa

Cặp vợ chồng Rajab và Jado kéo xe cút kít chở bùn qua cánh đồng cằn cỗi và nước tù đọng, gợi nhớ về trận lũ lụt lịch sử năm ngoái đã cuốn trôi làng Khoundi của họ ở miền nam Pakistan. Họ trát bùn lên bức tường quanh ngôi nhà gỗ dựng dở với những chiếc lều bạt tạm bợ.

“Chúng tôi không đủ tiền để mua xi măng hoặc gạch thích hợp. Chúng tôi biết rằng ngôi nhà này sẽ đổ nhưng chúng tôi có thể làm gì được chứ?" - Rajab, người có gia đình 12 người đang ăn một bữa mỗi ngày, cho biết.

Đất nước 220 triệu dân quay cuồng trong lũ lụt trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10.2022. Lũ lụt, trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, gây ra thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 30 tỉ USD, phá hủy hàng triệu ngôi nhà và trang trại, đồng thời đẩy đất nước - vốn đang gặp khó khăn về tài chính - đến bờ vực vỡ nợ.

Trước lũ lụt, Pakistan đã chìm trong khủng hoảng. Lạm phát tăng vọt. Tuần trước, chỉ số giá của các mặt hàng hàng ngày  tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan bạo lực gia tăng, với vụ đánh bom nhà thờ Hồi giáo hồi tháng 1 làm khoảng 100 người thiệt mạng.

“Không có quốc gia nào hứng chịu thảm họa khí hậu 30 tỉ USD như Pakistan. Phải hiểu rằng nền kinh tế không cần thêm cú sốc nữa" - Ahsan Iqbal, Bộ trưởng Kế hoạch của nước này cho biết.

Trường hợp thử nghiệm quan trọng

Theo Financial Times, khi xây dựng lại, Pakistan sẽ là trường hợp thử nghiệm cho vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu: Làm thế nào các quốc gia dễ bị tổn thương, trong đó có nhiều quốc gia vốn đóng góp rất ít vào khí thải nhà kính toàn cầu, có thể phục hồi sau khi bị các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng thường xuyên tàn phá và các quốc gia giàu có gây ô nhiễm nên giúp đỡ bao nhiêu.

Những câu hỏi này xuất hiện nhiều tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 vào tháng 11 năm ngoái. Tại đây, gần 200 quốc gia đã đồng ý thành lập quỹ để tài trợ cho những tổn thất do nóng lên toàn cầu gây ra.

Trong khi các chi tiết về cách thức hoạt động của quỹ vẫn đang được các nhà đàm phán toàn cầu thảo luận, Pakistan đã độc lập huy động được 9 tỉ USD các khoản vay và các khoản tài trợ khác tại một hội nghị ở Geneva vào tháng 1.2023 để chi trả cho việc phục hồi, tái thiết và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Kế hoạch tái thiết mà Chính phủ Pakistan dự kiến mất từ 5 đến 7 năm thành công hay thất bại có thể ảnh hưởng đến việc các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ tài chính trực tiếp như thế nào cho các quốc gia hoặc đảo quốc nhỏ đang chịu gánh nặng của Trái đất nóng lên.

Tuy nhiên, việc chuyển nguồn tài chính khí hậu cho Pakistan - và đảm bảo chi tiêu hợp lý - rất phức tạp, đặc biệt là do sự bất ổn chính trị lâu năm và quản lý kinh tế đất nước yếu kém.

Ngoài thách thức dài hạn trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Pakistan đang đối mặt với vô số thách thức trước mắt. Tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cơ bản khác ngày càng gia tăng. Nghèo đói đang tăng và hàng triệu người ở các vùng bị lũ lụt đang chịu cảnh đói, phải nghỉ học hoặc di dời.

Chỉ tiền thôi là chưa đủ

Mùa mưa tiếp theo ở Pakistan chỉ còn vài tháng nữa và những người như Rajab và Jado - những người được hưởng lợi từ chương trình thí điểm do Tổ chức Cứu trợ Hồi giáo và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc điều hành - không có nhiều thời gian.

Giới chức Pakistan và các nhà tài trợ cũng đang nỗ lực nhìn xa hơn và chuyển hướng vốn cho các dự án được thiết kế để chống lại các cú sốc khí hậu trong tương lai. Ví dụ, các hệ thống cảnh báo sớm tốt hơn, trong trường hợp thí điểm ở Khhoundi, nhà vệ sinh được xây dựng ở điểm cao hơn để ngăn ô nhiễm lan rộng hơn trong lũ lụt.

Vào đỉnh điểm của thảm họa, 33 triệu người và hơn một nửa số quận của Pakistan bị ảnh hưởng. Tại Sindh, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi có Khohoundi, phần lớn diện tích lúa, bông và mía bị mất trắng. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), lũ lụt làm sụt giảm ít nhất 2,2% GDP của Pakistan vào năm ngoái.

Pakistan ước tính cần khoảng 16 tỉ USD để phục hồi, hơn một nửa trong số đó được bảo đảm ở Geneva, từ các nhà tài trợ quốc tế bao gồm Ngân hàng Phát triển Hồi giáo, Ngân hàng Thế giới và USAID.

“Các cam kết tài chính nhiều hơn chúng tôi nghĩ. Bây giờ là lúc để theo sát" - Knut Ostby, đại diện khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Pakistan, chia sẻ.

Phần lớn tiền đến dưới dạng khoản vay và gắn với việc tài trợ cho các dự án cụ thể hơn là hỗ trợ ngân sách. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới có kế hoạch cho vay khoảng 2 tỉ USD để Pakistan xây dựng lại nhà cửa và cải thiện hệ thống tưới tiêu cùng nhiều dự án khác ở Sindh.

Đặc phái viên về khí hậu của Đức Jennifer Morgan nhận định: “Chỉ tiền thôi là chưa đủ. Điều cốt yếu là phải có các cấu trúc và quy trình quản trị ở những quốc gia nhận tiền để đảm bảo rằng tiền sẽ đến tay những người cần nó nhất”.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát ở Pakistan cao kỷ lục trong gần 48 năm

Quý An (theo Bloomberg) |

Nguyên nhân lạm phát cao kỷ lục ở quốc gia Nam Á do nguồn cung bị tắc nghẽn tại các cảng.

Nổ nhà thờ Hồi giáo ở Pakistan, hàng trăm người thương vong

Thanh Hà |

Vụ nổ lớn nhà thờ Hồi giáo trong ngày 30.1 ở thành phố Peshawar, Pakistan khiến hàng trăm người thương vong.

Cảnh sát Pakistan thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết ở thủ đô

Thanh Hà |

Một vụ đánh bom xe liều chết xảy ra tại một trạm kiểm soát ở thủ đô Islamabad của Pakistan ngày 23.12 khiến một quan chức cảnh sát thiệt mạng và một số người khác bị thương.

Thông điệp của ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier tiếp tục trộn lẫn đội hình tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam và áp dụng chung một giáo án trên cùng một sân tập.

Bộ Y tế: Khắc phục bằng được vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Thùy Linh |

"Dù khó khăn thế nào cũng phải khắc phục bằng được, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có thể thiếu thuốc này nhưng có thuốc khác thay thế hoặc thiếu trang thiết bị này thì có loại khác"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói. 

Tạm giữ Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-13D Hà Nội

Quang Việt |

Đoàn Văn Hiếu - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm ở huyện Đông Anh cùng 5 cán bộ bị tạm giữ để điều tra hành vi nhận hối lộ.

Thăm ngôi nhà đẹp như tranh giữa cao nguyên đá Hà Giang

LONG NGUYỄN - TRỌNG LỘC |

Ngôi nhà nhỏ được ví như bức tranh thu nhỏ cuộc sống của người Mông, vừa hoang sơ, vừa ẩn chứa vẻ đẹp trong sáng đến kì lạ. 

Những hạn chế trong việc ghi tên cả gia đình vào một sổ đỏ

Cát Tường - Thái Mạnh |

Các chuyên gia cho rằng, không nên ghi tên tất cả các thành viên hộ gia đình sử dụng đất vào chung một sổ đỏ như trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Lạm phát ở Pakistan cao kỷ lục trong gần 48 năm

Quý An (theo Bloomberg) |

Nguyên nhân lạm phát cao kỷ lục ở quốc gia Nam Á do nguồn cung bị tắc nghẽn tại các cảng.

Nổ nhà thờ Hồi giáo ở Pakistan, hàng trăm người thương vong

Thanh Hà |

Vụ nổ lớn nhà thờ Hồi giáo trong ngày 30.1 ở thành phố Peshawar, Pakistan khiến hàng trăm người thương vong.

Cảnh sát Pakistan thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết ở thủ đô

Thanh Hà |

Một vụ đánh bom xe liều chết xảy ra tại một trạm kiểm soát ở thủ đô Islamabad của Pakistan ngày 23.12 khiến một quan chức cảnh sát thiệt mạng và một số người khác bị thương.