Bình đẳng giới: Câu chuyện chưa có hồi kết

Song Minh |

Ngay cả những nữ lãnh đạo hàng đầu thế giới vẫn phải lựa chọn giữa công việc và gia đình, cho thấy bình đẳng giới là câu chuyện chưa có hồi kết.

Trong những tháng gần đây, một loạt phụ nữ nắm quyền đã từ chức: Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon và Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki. Nói về lý do từ chức, cả ba đều cho biết, ở một mức độ nào đó họ mong muốn được dành thời gian cho gia đình và tập trung vào cuộc sống cá nhân.

Bà Lily Cheng, Giám đốc độc lập của Swire Properties, Chow Tai Fook Jewellery, Octopus Cards và Sunevision ở Hong Kong (Trung Quốc) đặt câu hỏi: Xem xét những lý do nói trên theo giá trị bề ngoài, người ta chỉ còn lại câu hỏi, tại sao phụ nữ vẫn bị buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình? Tại sao không có nhiều đàn ông rút lui khỏi quyền cao chức trọng vì gia đình? Cần phải làm gì nữa cho bình đẳng giới tại nơi làm việc?

"Có rất nhiều lý do, nhưng một trong số đó là thế giới doanh nghiệp của chúng ta khó có thể khiến chúng ta vừa là lãnh đạo, vừa làm cha làm mẹ và vừa làm nội trợ. Do đó, nó khiến các gia đình phải phân công lao động (hai vai trò: một bên làm việc, bên kia là người chăm sóc gia đình). Và khi phân công lao động như vậy, thì thường là nam giới theo đuổi sự nghiệp và phụ nữ đảm nhận trách nhiệm chăm sóc gia đình” - bà Cheng nói.

Theo bà Cheng - người đã giành được giải thưởng "Phụ nữ có ảnh hưởng năm 2023" của Phòng Thương mại Mỹ - có một số lý do dẫn đến điều này, bao gồm “khuôn mẫu cũ, sở thích cá nhân và sự chấp nhận văn hóa”.

“Nếu nơi làm việc của chúng ta ít ủng hộ phân công lao động hơn, tôi nghĩ mọi người sẽ có nhiều lựa chọn cân bằng giữa công việc và gia đình phù hợp nhất với bản thân và gia đình họ” - bà Cheng nói.

Chênh lệch lương theo giới tính từ lâu cũng là vấn đề gây nhức nhối. Trong những năm 1950 và 1960, phụ nữ ở Mỹ được trả lương thấp hơn 40% so với nam giới, vì nhiều lý do: tỉ lệ học vấn thấp; lực lượng tham gia lao động thấp; phụ nữ bị hạn chế làm những công việc “nữ tính” như dạy học và điều dưỡng; phân biệt giới tính hợp pháp tại nơi làm việc; và các yếu tố văn hóa như xác định phụ nữ là người nội trợ và được giao nhiệm vụ nuôi dạy con cái.

Phong trào nữ quyền trong những thập kỷ gần đây đã giúp thu hẹp đáng kể khoảng cách tiền lương.

Vào năm 2021, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động nữ ở Hong Kong (Trung Quốc) là 53,52%, cao hơn một chút so với mức trung bình của thế giới là 50,13%. Tỉ lệ sinh viên nữ/nam trong giáo dục đại học là 1,1, trong khi tỉ lệ trên thế giới (dựa trên 41 quốc gia và vùng lãnh thổ) là 1,17.

Phụ nữ Algeria kêu gọi bảo vệ nữ quyền nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Algiers, Algeria, ngày 8.3.2021. Ảnh: Xinhua
Phụ nữ Algeria kêu gọi bảo vệ nữ quyền nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Algiers, Algeria, ngày 8.3.2021. Ảnh: Xinhua

Ở Hong Kong có nghề giúp việc. Dân số Hong Kong chưa đến 2,7 triệu hộ gia đình, nhưng có khoảng 400.000 người giúp việc.

Mặc dù nguyên nhân của chênh lệch lương theo giới tính đã được thu hẹp trên khắp thế giới, nhưng thực tế phụ nữ vẫn được coi là người chăm sóc gia đình chính, ngay cả khi họ nắm giữ các chức vụ cao.

Bà Cheng nói: “Trong nhiều trường hợp mà tôi đã thấy, nhiều phụ nữ hoạt động theo quan điểm rằng bạn có thể theo đuổi sự nghiệp của mình tùy thích miễn là bạn xoay xở được việc nhà. Ở Hong Kong, chúng tôi may mắn vì có người giúp việc và nhiều phụ nữ vừa theo đuổi được sự nghiệp vừa chăm lo được cho gia đình".

Theo Cục Điều tra và Thống kê, vào năm 2022, phụ nữ ở Hong Kong kiếm tiền ít hơn 19,6% so với nam giới. Năm 2021, con số này là 15,8% và năm 2016 là 6,98%.

Bà Cheng tin rằng đại dịch COVID-19 đóng một vai trò rất lớn trong khoảng cách ngày càng lớn này. “Khi đại dịch xảy ra, sự cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình bị phá vỡ. Khi đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa công việc và gia đình, nhiều phụ nữ đã chọn hy sinh khát vọng nghề nghiệp để ở bên gia đình” - bà Cheng nói.

Khi được hỏi tại sao phụ nữ có xu hướng lựa chọn như vậy, bà Cheng nói có thể một phần nguyên nhân là do các định kiến ​​cũ.

Kinh nghiệm của bà Cheng là bình đẳng giới có hai khía cạnh. Về mặt văn hóa, nhiều nơi làm việc vẫn không thông cảm với nam giới khi họ xin nghỉ một buổi chiều để đưa con đi tập bóng đá hoặc đưa chúng đi khám bệnh.

“Chồng tôi từng được hỏi: 'Vợ anh đâu?' khi anh ấy nói rằng cần phải đi lo một số việc nhà. Đàn ông nói với tôi rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho con cái và tạo điều kiện cho nửa kia của họ xây dựng sự nghiệp viên mãn và tin rằng họ có thể làm được điều đó mà không ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên, một số nền văn hóa doanh nghiệp truyền thống kỳ thị hành động này của nam giới. Trong thời đại trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến, nhận thức này cần phải thay đổi” - bà Cheng cho hay.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Bình đẳng giới là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới

Hoàng Hà (thực hiện) |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, Báo Lao Động có cuộc trao đổi với Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe về kinh nghiệm và mô hình Thụy Điển trong việc thu hút nhiều phụ nữ hơn vào thị trường lao động, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới.

Chìa khóa thu hẹp khoảng cách giới ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Trong thập kỷ qua, các quốc gia Đông Nam Á có những bước tiến ấn tượng trong ưu tiên bình đẳng giới. Dù vậy, chính phủ và doanh nghiệp ở các nước trong khu vực cần có chương trình quan tâm đến nhu cầu của phụ nữ - cây viết Anis Mohd Nor của Nikkei nhận định.

Google Doodle hôm nay tôn vinh Ngày Quốc tế Phụ nữ

Thanh Hà |

Google Doodle hôm nay (ngày 8.3) tôn vinh Ngày Quốc tế Phụ nữ 2023.

Di cung hoán số của “thầy” bắt ma Cao Anh chỉ là tà thuyết

NHÓM PV |

Trao đổi với Lao Động về các hoạt động thu tiền làm lễ di cung hoán số, trục vong và bắt ma, giải âm binh diễn ra rầm rộ trong suốt thời gian qua tại Linh Quang Điện của người đàn ông tự xưng là “thầy” Cao Anh, thầy Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP HCM - khẳng định: Đây chỉ là tà thuyết.

35 năm sự kiện Gạc Ma: Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn động viên kịp thời

Hoàng Văn Minh |

Đà Nẵng - Ông Lê Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa Đà Nẵng nói, nhiều năm nay, Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động luôn có những động viên, tri ân… kịp thời đến thân nhân gia đình những liệt sĩ Gạc Ma.

Thông điệp của ông Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier tiếp tục trộn lẫn đội hình tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam và áp dụng chung một giáo án trên cùng một sân tập.

Bộ Y tế: Khắc phục bằng được vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế

Thùy Linh |

"Dù khó khăn thế nào cũng phải khắc phục bằng được, không để thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Có thể thiếu thuốc này nhưng có thuốc khác thay thế hoặc thiếu trang thiết bị này thì có loại khác"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói. 

Tạm giữ Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 29-13D Hà Nội

Quang Việt |

Đoàn Văn Hiếu - Giám đốc Trung tâm đăng kiểm ở huyện Đông Anh cùng 5 cán bộ bị tạm giữ để điều tra hành vi nhận hối lộ.

Bình đẳng giới là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và đổi mới

Hoàng Hà (thực hiện) |

Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, Báo Lao Động có cuộc trao đổi với Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe về kinh nghiệm và mô hình Thụy Điển trong việc thu hút nhiều phụ nữ hơn vào thị trường lao động, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới.

Chìa khóa thu hẹp khoảng cách giới ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Trong thập kỷ qua, các quốc gia Đông Nam Á có những bước tiến ấn tượng trong ưu tiên bình đẳng giới. Dù vậy, chính phủ và doanh nghiệp ở các nước trong khu vực cần có chương trình quan tâm đến nhu cầu của phụ nữ - cây viết Anis Mohd Nor của Nikkei nhận định.

Google Doodle hôm nay tôn vinh Ngày Quốc tế Phụ nữ

Thanh Hà |

Google Doodle hôm nay (ngày 8.3) tôn vinh Ngày Quốc tế Phụ nữ 2023.