Bầu cử tổng thống ở Kazakhstan

Thanh Hà |

Ngày 20.11, Kazakhstan sẽ tổ chức bầu cử tổng thống. Cuộc trưng cầu dân ý này sẽ là hoạt động chính trị cuối cùng trong các sự kiện chính trị trong năm nay ở Kazakhstan.

Vào đầu tháng 1, tình hình nhiễu loạn lớn xảy ra ở Kazakhstan gây thương vong về người và dẫn đến hậu quả chính trị to lớn. Nhà lãnh đạo lâu năm của đất nước Nursultan Nazarbayev thực tế đã hoàn toàn rời bỏ chính trường, trong suốt 30 năm lãnh đạo của ông, Kazakhstan ban đầu có bước nhảy vọt đáng kể về kinh tế, nhưng sau đó phát triển chậm lại.

Cùng với ông Nazarbayev, giới thân cận của ông giữ các chức vụ quan trọng nhất của nhà nước đã rời đi, và Tổng thống thứ hai, Kassym - Jomart Tokayev, đã giành được quyền lực thực sự và tuyên bố cần hiện đại hóa đất nước.

Kể từ tháng 1, ông Tokayev tiến hành công việc khó khăn, kiện toàn cải cách, đổi mới nhân sự, duy trì sự ổn định trong nước và theo đuổi chính sách đối ngoại thận trọng trong điều kiện bất ổn địa chính trị gia tăng.

Tổng thống Tokayev là nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới, từng là Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc - Tổng giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) và 2 lần là Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan.

Tài ngoại giao giúp ông giải quyết tế nhị những vấn đề chính sách đối ngoại phức tạp nhất. Thể hiện sự quyết đoán trong cuộc bất ổn hồi tháng Giêng, ông đã mời hỗ trợ quân sự từ các quốc gia thuộc Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Sau khi không còn mối đe dọa đảo chính vũ trang, ông ngay lập tức tìm được giải pháp để các đồng minh quân sự rời khỏi lãnh thổ Kazakhstan.

Kazakhstan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Tokayev, kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình, thể hiện cam kết với chính sách đối ngoại đa veсtor và hòa bình, và thực hiện chính sách theo cách không ai có thể chê trách ông.

Quan điểm như vậy nhận được sự tôn trọng. Sau khi đến Astana vào tháng 9 để tham gia Đại hội Tôn giáo Thế giới, trở về Vatican, Giáo hoàng Francis đã tổ chức một thánh lễ đặc biệt dành cho sáng kiến của Kazakhstan về đối thoại giữa các nhà hoạt động tôn giáo. Giáo hoàng gọi Kazakhstan là "quốc gia tụ họp" và cảm ơn Astana vì luôn sẵn sàng đoàn kết các bên xung đột và thúc đẩy ý tưởng đối thoại.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm đầu tiên tới Kazakhstan sau đại dịch, các nhà quan sát quốc tế ghi nhận ông nói rằng, Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Kazakhstan bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như kiên định ủng hộ các biện pháp cải cách của Kazakhstan nhằm duy trì ổn định và phát triển của đất nước. Rõ ràng, Tổng thống Tokayev, người thông thạo tiếng Trung Quốc, đã tìm thấy "ngôn ngữ chung" với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Chính sách đối ngoại thành công giúp tổng thống thứ hai Kazakhstan củng cố lòng tin của nhân dân và tự tin cải cách trong nước.

Tháng 3, ông Kassym - Jomart Tokayev đề xuất cải cách hiến pháp nhằm thay đổi mô hình nhà nước và hình thức quản lý bằng cách hạn chế quyền hạn của tổng thống, tăng cường vai trò của quốc hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào các quá trình chính trị và tăng cường hơn nữa việc bảo vệ nhân quyền. Những đề xuất này được trưng cầu dân ý toàn quốc và được 77% người tham gia bỏ phiếu ủng hộ.

Trong số nhiều sửa đổi, những sửa đổi quan trọng hơn cả là phần quyền lực của cơ quan hành pháp - tổng thống và chính phủ - đã được chuyển giao cho quốc hội. Các cuộc bầu cử trực tiếp người đứng đầu cơ quan hành pháp - những vị trí trước đây được cơ quan cấp trên bổ nhiệm - đang tiến hành ở cấp quận và thành phố trực thuộc tỉnh.

Điều kiện để thành lập các đảng phái chính trị được tự do hóa. Thể chế như Tòa án Hiến pháp được trở lại (thay vì Hội đồng Hiến pháp) và công dân có quyền liên hệ trực tiếp. Từ nay, người thân của tổng thống bị cấm giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước và công ty nhà nước. Việc đề cập đến vai trò và địa vị của tổng thống đầu tiên của đất nước đã bị loại bỏ khỏi hiến pháp.

Ngay cả bảng liệt kê đơn giản các sửa đổi hiến pháp cũng cho thấy những thay đổi nghiêm túc. Khi giới thiệu, Tổng thống Tokayev đã nhấn mạnh rằng, chúng nhằm chống nguy cơ độc quyền quyền lực và sẽ củng cố các nguyên tắc dân chủ cơ bản.

Phát biểu vào tháng 9 về gói biện pháp mới nhằm hiện đại hóa đất nước, ông đã đưa ra sáng kiến mới - giảm quyền lực của tổng thống từ hai nhiệm kỳ 5 năm xuống một nhiệm kỳ 7 năm mà không có khả năng tái cử. Hơn nữa, ông thông qua quyết định tìm kiếm sự xác nhận dân chủ về nhiệm vụ của mình đối với những thay đổi cơ bản ở Kazakhstan trong 7 năm tới. Đó là lý do các cuộc bầu cử Tổng thống sớm được công bố.

Chiến dịch bầu cử sắp hoàn thành. Các cuộc bầu cử này sẽ đa dạng nhất về ứng viên tham gia. Sáu ứng cử viên có quan điểm chính trị khác nhau, kể cả các đại diện của phe đối lập, mang lại cho cử tri nhiều lựa chọn. Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử có 2 phụ nữ tranh cử tổng thống. Đây là một nét thú vị trong sự phát triển dân chủ của Kazakhstan.

Tổng thống Tokayev cam kết, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức công bằng và công khai. Cam kết này có thể tin cậy, vì về mặt khách quan, tổng thống thứ hai của Kazakhstan vượt xa các ứng cử viên khác về mức độ nổi tiếng.

Về bản chất, các cuộc bầu cử này là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với nguyên thủ quốc gia đương nhiệm, điều này sẽ cho thấy cấp độ và mức độ ủng hộ của người dân với các cải cách. Ông Tokayev đi bỏ phiếu với khẩu hiệu xây dựng một Kazakhstan công bằng, nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của người dân.

Cách đây một tháng, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đến Astana tham dự Hội nghị Cấp cao về các biện pháp xây dựng lòng tin ở Châu Á. Nhận lời mời của lãnh đạo Việt Nam, Tổng thống Tokayev sẽ thăm chính thức Hà Nội năm 2023. Việt Nam và Kazakhstan đều quyết tâm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác trên nền tảng vững chắc của mối quan hệ hữu nghị được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước.

Đón tiếp bà Võ Thị Ánh Xuân, Tổng thống Tokayev bày tỏ tinh thần hết sức thân thiện của nhân dân Kazakhstan với nhân dân Việt Nam và mong muốn đạt được bước đột phá mang tính quyết định trong quan hệ hợp tác song phương.

Có thể tin rằng, sau khi bầu tổng thống mới, hai bên sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Kazakhstan - một quốc gia mạnh về kinh tế, có vị trí chiến lược quan trọng tại lục địa Châu Á.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị Kazakhstan tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kazakhstan tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ tiếp cận thị trường Kazakhstan.

Việt Nam và Kazakhstan lên kế hoạch mở đường bay thẳng

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kế hoạch mở đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Kazakhstan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn cũng như thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng như du lịch, vận tải.

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Kazakhstan tại khu vực

Thanh Hà |

Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan tới Việt Nam có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước của Kazakhstan về tài chính, đầu tư nhằm tìm hiểu các cơ hội hợp tác - kinh doanh tại Việt Nam.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đề nghị Kazakhstan tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam tiếp cận thị trường

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kazakhstan tạo thuận lợi cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ tiếp cận thị trường Kazakhstan.

Việt Nam và Kazakhstan lên kế hoạch mở đường bay thẳng

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kế hoạch mở đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Kazakhstan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn cũng như thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng như du lịch, vận tải.

Việt Nam là đối tác ưu tiên của Kazakhstan tại khu vực

Thanh Hà |

Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan tới Việt Nam có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước của Kazakhstan về tài chính, đầu tư nhằm tìm hiểu các cơ hội hợp tác - kinh doanh tại Việt Nam.