Xây dựng “Mỗi xã một sản phẩm”: Quảng Ninh tiên phong

Nguyễn Hùng |

Sáng 2.3, tại TP.Hạ Long, Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị toàn quốc “Phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp”. 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đại diện các bộ, ngành, 63 tỉnh thành, các chuyên gia về nông nghiệp trong và ngoài nước dự hội nghị. Từ kinh nghiệm thành công bước đầu của Quảng Ninh trong việc xây dựng “Mỗi làng quê một sản phẩm”, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, địa phương nào cũng có đủ điều kiện để xây dựng sản phẩm đặc thù, đủ sức cạnh tranh; vấn đề phụ thuộc vào quyết tâm.

Thành công ban đầu của Quảng Ninh

Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong việc xây dựng “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Theo ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh –giai đoạn đầu rất khó khăn do ngay cả nhiều cán bộ, công chức cũng chưa hiểu, vì thế vừa phải động viên, khuyến khích dân tham gia.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai, chương trình OCOP Quảng Ninh đã có 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm được chế biến, sản xuất với những quy trình ngặt nghèo, đạt chuẩn về an toàn thực phẩm và đẹp về mẫu mã…của 180 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất. Trong đó, 37 thương hiệu đã có chỉ dẫn địa lý; nhiều sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, như chả mực Hạ Long, gà Tiên Yên, trứng vịt biển Đồng Rui, gạo nếp Đông Triều, trà hoa vàng Ba Chẽ…Đã hình thành những vùng sản xuất gắn với du lịch. Trong ba năm, doanh số bán hàng OCOP đạt hơn 672 tỉ đồng.

“Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ, phục vụ trên 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế và nội địa. Các sản phẩm OCOP cũng đã đi vào bữa ăn của hơn 11 vạn công nhân mỏ cũng như công nhân lao động tại các KCN trên toàn tỉnh” – Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cho biết.

“Sản phẩm OCOP ra đến đâu hết đến đó. Ngoài tiêu thụ trực tiếp ở các cơ sở, tại các phiên chợ OCOP, hàng thường không đủ bán. Mỗi phiên chợ từ 3-5 ngày, tổng hàng hóa bán ra đạt từ 4,5-5 tỉ đồng. Vì thế, trước đây phải khuyến khích, thuyết phục người dân tham gia OCOP thì nay nhiều người tự nguyện, tích cực tham gia” – ông Hậu chia sẻ.

Hội chợ OCOP đã trở thành hoạt động luôn được người dân và du khách đón chờ. Ảnh: Nguyễn Hùng
Hội chợ OCOP đã trở thành hoạt động luôn được người dân và du khách đón chờ. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo ông Nguyễn Như Lân – Giám đốc Cty CP Nấm Thịnh Phát, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh – sở dĩ hàng OCOP của Quảng Ninh ngày càng chiếm lĩnh thị trường bởi ngoài mẫu mã đẹp, chất lượng tốt còn do người tiêu dùng tin tưởng vào độ an toàn vệ sinh thực phẩm bởi đứng đằng sau là cả hệ thống chính trị chỉ đạo, giúp đỡ.

“Lúc đầu chúng tôi làm nhỏ, sau chính quyền khuyến khích, hỗ trợ nên cty mở rộng sản xuất lên tới hàng chục tấn nấm thành phẩm/vụ hiện nay. Tổng số tiền chúng tôi được tỉnh hỗ trợ là gần 1,9 tỉ đồng, gồm tiền mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng và kinh phí đào tạo, tấp huấn, xây dựng mẫu mã, thương hiệu” – ông Lân cho biết.

Hiện, chương trình OCOP của Quảng Ninh đang bước sang giai đoạn 2, xây dựng một số thương hiệu mang tầm quốc gia để vươn ra thị trường ngoài tỉnh.

Thừa tiềm năng, chờ quyết tâm

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tiềm năng phát triển ở các khu vực nông thôn là rất lớn, mỗi vùng hoàn toàn có thể xây dựng được những sản phẩm đặc thù. Tuy nhiên, sẽ rất khó thành công nếu không kiên trì và quyết tâm.

“Thế mạnh của Quảng Ninh là du lịch với vịnh Hạ Long, là than, kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp chỉ chiếm 5%. Thế nhưng, từ Bí thư, Chủ tịch tỉnh, thường vụ tỉnh ủy đến toàn bộ hệ thống chính trị và người dân đều xắn tay vào cuộc xây dựng “mỗi xã, phường một sản phẩm”. Tiền không phải là yếu tố quyết định, vấn đề là quyết tâm chính trị” – ông Cường nhấn mạnh.

“Công việc liên quan đến OCOP nhiều khi rất lắt nhắt, nhỏ nhặt vì thế nếu không kiên trì và có tư duy nhiệm kỳ thì không thể thực hiện được” – Tiến sĩ dược Trần Văn Ơn – chuyên gia trực tiếp cùng Quảng Ninh thực hiện chương trình OCOP – chia sẻ.

Cũng theo ông Ơn, trên cả nước rất nhiều sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, nhưng lại phó mặc cho con buôn nên giá trị thu về thấp và dần đánh mất uy tín do giả thật lẫn lộn. Vì thế, cần tập hợp người dân, các hộ gia đình để xây dựng thành những sản phẩm có thương hiệu uy tín, góp phần thay đổi bộ mặt, đời sống của người dân nông thôn.

Liên quan đến lĩnh vực dược, ông Ơn cho rằng, không nên nghĩ dược liệu chỉ dùng để chữa bệnh, mà phải tính tới chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác từ dược liệu, như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm chuyên sâu…nhằm nâng cao giá trị cây dược liệu.

“Nên phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với du lịch “xanh”. Khi xây dựng các vùng dược liệu nên tính toán đến xu hướng này, để kéo khách đến vừa mua hàng vừa trải nghiệm, du lịch chữa bệnh, điều dưỡng…” – ông Ơn tư vấn.

Hiện, một số tỉnh đang xây dựng một số vùng dược liệu quý, trong đó Quảng Ninh có 3 thung lũng dược liệu, kéo dài từ Yên Tử cho đến Ba Chẽ, Bình Liêu, theo chương trình OCOP của địa phương này.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nhiều địa phương cũng đã xây dựng các vùng phát triển nông sản chuyên biệt, nhưng không phải địa phương nào cũng thực hiện quyết liệt, còn mang tính phong trào, nên hiệu quả thấp.

Phó Thủ tướng nghi nhận cách làm của Quảng Ninh, coi đây là kinh nghiệm để các địa phương khác học tập; đồng thời yêu cầu Bộ NNPTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu hoàn thiện thể chế tạo hành lang pháp lý mới cho phát triển ngành nghề, xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho người dân trình Chính phủ xem xét.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".