Cơ hội để ĐBSCL phát triển

NHẬT HỒ - TRẦN LƯU |

Trong hai ngày 26 - 27.9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị “Phát triển ĐBSCL trước thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH)”. Hội nghị thu hút trên 1.000 đại biểu. Hàng trăm lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có ý kiến phát biểu trực tiếp hoặc bằng văn bản. Tất cả đều mong muốn ĐBSCL phát triển đúng với tiềm năng, lợi thế trước những thách thức của BĐKH.

Thủ tướng Chính phủ vào cuộc

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã quyết tâm vào cuộc vì sự phát triển của ĐBSCL. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, ngay tháng 9 này sẽ ban hành nghị quyết riêng cho ĐBSCL. Kết luận tại hội nghị, Chính phủ nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai của ĐBSCL. Đó là vùng đất giàu tiềm năng, có yếu tố văn hóa đặc trưng, đóng góp cho kinh tế của cả nước; là nơi đảm bảo an ninh lương thực. Chính phủ cũng chỉ ra vùng đất này vẫn còn là “vùng trũng” về giáo dục, khoa học công nghệ.

Trước thực tại này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phải xây dựng ĐBSCL từ “vùng trũng” trong giáo dục và khoa học công nghệ thành thung lũng của sự sáng tạo về một nền nông nghiệp đa chức năng, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thích ứng với môi trường nhiễm mặn, khan hiếm nước ngọt và phù sa; thay đổi cơ cấu vật nuôi - cây trồng phù hợp với điều kiện mới, trong đó lấy phát triển bền vững và hiệu quả của sản xuất làm tiêu chí quan trọng.

Hội nghị thu hút trên 1.000 đại biểu, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam.
Hội nghị thu hút trên 1.000 đại biểu, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam.

Hàng loạt những vấn đề các địa phương còn băn khoăn, kiến nghị cũng được Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết như vấn đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các loại cây - con khác... Thủ tướng Chính phủ đồng ý và đề nghị quy hoạch lại sao cho người dân sản xuất được hiệu quả hơn. “Không thể trồng lúa 3 vụ mà dân không khá lên được, cần phải chuyển đổi” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Liên quan đến hạn điền, tích tụ ruộng đất, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị xem xét theo hướng sản xuất lớn phải gắn với chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Chuyển đổi sản xuất theo hướng khai thác tốt các nguồn tài nguyên nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Quy hoạch và quy hoạch lại ĐBSCL cũng được Thủ tướng Chính phủ đề nghị làm nhanh, quyết liệt để có định hướng phát triển từng vùng, tiểu vùng. Chú ý phát triển giao thông đường thủy; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; thu hút đầu tư… cũng được Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành hoạch định…

Sẵn sàng vì sự phát triển của đồng bằng

Sau khi nêu ra 9 giải pháp cho ĐBSCL, Bộ TNMT khẳng định đang trong tư thế sẵn sàng để khai thác tốt nguồn tài nguyên của ĐBSCL. Bộ Trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà khẳng định, sẵn sàng quy hoạch lại sử dụng nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước trước nguy cơ sạt lở, xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Bộ Tài chính cũng sẵn sàng bố trí các nguồn vốn cho các công trình bức xúc, trọng điểm liên quan đến BĐKH cho ĐBSCL; nhất là gói 1 tỉ USD cho ĐBSCL từ nay đến năm 2020. Bộ KHĐT sẵn sàng điều chỉnh quy hoạch, bố trí vốn kế hoạch bởi hiện tại có đến 2.500 quy hoạch lớn, nhỏ tại ĐBSCL; xem xét việc quy hoạch chống chéo, nhỏ lẻ để từng bước quy hoạch nội vùng, liên vùng có gắn kết với các vùng kinh tế khác; thu hút nguồn đầu tư từ các nguồn vốn ODA, vốn viện trợ khác để ưu tiên các công trình, dự án cho ĐBSCL. Bộ Xây dựng cũng xem xét lại các dự án nhà ở cho người dân vùng sạt lở; sẵn sàng quy hoạch các khu - cụm - tuyến dân cư phục vụ nhu cầu của người dân, kể cả quy hoạch đô thị tại một số vùng có điều kiện.

Các địa phương vùng ĐBSCL cũng sẵn sàng vì một ĐBSCL phát triển. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, thách thức của ĐBSCL là đã rõ, vấn đề là sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp cho ĐBSCL phát triển tốt hơn. Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thế cũng tỏ ra phấn khởi trước sự quan tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. “Tôi hy vọng hội nghị này sẽ mở ra nhiều điều, hoạch định các chính sách. Về phía địa phương, chúng tôi cũng đã có nhiều mô hình phát triển thích ứng với BĐKH” - ông Thể nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết, địa phương đã có cái nhìn toàn cục về BĐKH. Chính vì vậy, mấy năm qua Bạc Liêu chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm; đẩy mạnh phát triển mô hình lúa - tôm; quy hoạch lại hệ thống đô thị, dân cư ven biển; di dời dân ra khỏi những nơi nguy hiểm. Bạc Liêu cũng chọn sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng khoa học cao để phát triển; xúc tiến mạnh mẽ cho con tôm, hướng đến xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang thị trường Úc và các nước.

Gắn bó với ĐBSCL nhiều năm, có nhiều công trình nghiên cứu trên các lĩnh vực cây lúa, BĐKH, nguồn nước, các nhà khoa học như GS.TS Võ Tòng Xuân, TS Dương Văn Ni, GS.TS Đặng Hùng Võ... đều cho rằng sẵn sàng tiếp tục nghiên cứu trên lĩnh vực mình phụ trách để giúp ĐBSCL ít tổn thương hơn do BĐKH, và hơn thế là biến những nguy cơ thách thức thành cơ hội để phát triển... 

NHẬT HỒ - TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Vì sao vụ tham ô 50 tỉ đồng của 5 tướng Cảnh sát biển bị điều tra?

Việt Dũng |

Sau khi tham ô 50 tỉ đồng tiền từ ngân sách và chia nhau, một người trong nhóm cựu tướng cảnh sát biển là thiếu tướng Phạm Kim Hậu đã làm đơn thừa nhận hành vi của cá nhân và tố cáo sai phạm của 4 người còn lại.

Ngộ độc rượu cồn công nghiệp: Hệ luỵ khó lường

Thùy Linh |

Hơn 1 tuần qua, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 10 ca cấp cứu do uống rượu rởm pha bằng cồn công nghiệp methanol hoặc uống phải loại cồn y tế rởm. Đã có 1 ca tử vong do uống cồn công nghiệp methanol pha loãng.

Thái Bình: Hàng nghìn người đứng kín trên bờ xem hội bơi trải mở cửa biển

TRUNG DU |

Sau 2 năm phải tạm dừng tổ chức do dịch COVID-19, lễ hội bơi trải truyền thống thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) ngày 12 tháng Giêng xuân Quý Mão 2023 đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương, du khách thập phương về dự, vui hội.

Quảng Ninh: Phát nổ trong tàu đang sửa chữa, 8 công nhân bị thương

Nguyễn Hùng |

Vào lúc 8h45 hôm nay (2.2), tại hầm số 5 tàu biển ORIENTAL GLORY trọng tải 68.000 tấn thuộc Công ty CP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (có địa chỉ tại số 278, Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, Đống Đa, TP Hà Nội) đang neo đậu, sửa chữa tại Công ty Cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco ShipYard, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thì bất ngờ phát nổ.

Bốn anh em ruột can trường, nhiều lần cứu người ở vùng biển Hoàng Sa

VIÊN NGUYỄN |

Nối nghiệp tổ tiên, 4 anh em ruột nhà họ Dương ở làng biển Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần hỗ trợ cứu người giữa biển khơi…

Bóng dáng Danh Khôi trong 3.300 tỉ đồng phải thu của Phát Đạt

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, Phát Đạt đang ghi nhận hơn 3.300 tỉ đồng các khoản phải thu liên quan đến nhiều doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn Danh Khôi. Đáng nói, đa số các doanh nghiệp này còn non trẻ hoặc có kết quả kinh doanh kém khả quan trong những năm qua.

Đào cuối vụ, hoa bưởi đắt khách dịp Rằm tháng Giêng

Nguyễn Thúy |

Những cành đào nở muộn, những bó hoa bưởi đầu mùa được bán với giá lên tới 300.000 – 350.000 đồng/kg đang là loại hoa bán chạy trong dịp Rằm tháng Giêng.

Phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần phục hồi nhanh, bền vững ngay từ đầu năm

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn.