Bến phà Tam Hiệp (Bến Tre): Cắt bán vé tháng cho công nhân vì thua lỗ

THANH HUYỀN |

Nhiều công nhân (CN) ở xã cù lao Tam Hiệp (huyện Bình Đại, Bến Tre) đi làm tại KCN Giao Long (huyện Châu Thành) và các cơ sở sản xuất ngoài xã rất bức xúc khi Ban Quản lý (BQL) bến phà Tam Hiệp cắt bán vé tháng từ đầu năm 2017.

Tốn gần 500.000 đồng phí qua phà/tháng

Theo phản ánh của nhiều CN, từ năm 2010 đến cuối năm 2016, CN ở xã Tam Hiệp đi làm tại KCN Giao Long và các cơ sở sản xuất ở các xã lân cận được mua vé tháng qua phà Tam Hiệp (195.000 đồng/tháng). Nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, bến phà này không còn bán vé tháng, hàng ngày CN đi làm qua lại bến phà phải tốn mức phí quá cao... 

Bến phà Tam Hiệp được đưa vào hoạt động từ tháng 10.2010. Hàng ngày, phà vận chuyển khách từ 4h - 22h, mỗi ngày khoảng 60 chuyến qua lại. Đa phần CN ở xã Tam Hiệp đi làm bằng phương tiện xe máy. Từ khi bến phà không bán vé tháng, mỗi ngày cả lượt đi và về mỗi CN tốn 16.000 đồng qua phà. Chị T.T.H (làm việc tại KCN Giao Long) cho biết: “ Từ khi bến phà cắt bán vé tháng, mỗi ngày tôi qua lại bến phà này 2 lượt. Đồng lương CN eo hẹp, nhưng nay mỗi tháng tôi phải chi mất gần 500.000 đồng phí qua phà...”. 
Tam Hiệp là xã cù Lao nằm giữa sông Cửa Đại thuộc huyện Bình Đại, người dân nơi này muốn qua lại xã khác phải qua đò, phà. Trên địa bàn xã, ngoài bến phà Tam Hiệp còn có bến đò ngang Long Định (bến tư nhân) cách bến phà Tam Hiệp khoảng 2km. Người dân phản ánh, từ tháng 1.2017 đến nay, từ khi bến phà Tam Hiệp tăng giá vé và cắt bán vé tháng, CN, người dân di chuyển về bến đò ngang Long Định đông, dẫn đến tình trạng bến đò này “quá tải”. 

Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp Nguyễn Hữu Thọ cho biết, hàng ngày địa phương có khoảng 200 NLĐ đi làm việc ngoài xã phải qua lại bến phà Tam Hiệp, trong đó có khoảng 70 CN làm việc tại KCN Giao Long. Theo ông Thọ, từ khi đi vào hoạt động đến cuối năm 2016, bến phà Tam Hiệp đều bán vé tháng cho CN và những người có nhu cầu qua lại bến thường xuyên để giảm bớt chi phí cho người dân. “Địa phương có nghe nhiều CN, người dân phản ánh việc bến phà cắt bán vé tháng ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Nhưng vì đây là chủ trương của bến, xã chỉ vận động CN, người dân chấp hành chứ không còn giải pháp nào khác” - ông Thọ nói. 

Cắt vé tháng vì thua lỗ

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, PV đã tiếp xúc với Trung tâm Quản lý phà và bến xe Bến Tre (sau đây viết tắt là trung tâm) - đơn vị quản lý bến phà Tam Hiệp. Ông Phan Đức Thịnh - Giám đốc trung tâm - lý giải, bến phà Tam Hiệp là dự án do nhà nước đầu tư, trước đây không phải hạch toán về kinh tế. Phà đi qua cồn Tam Hiệp, vận chuyển khách chủ yếu người của địa phương này, trong khi đó trên cồn này rất ít khách vãng lai. Mặt khác, trên cồn này còn có bến đò ngang Long Định cũng vận chuyển khách nên phà Tam Hiệp bị hạn chế một phần khách qua lại. Ông Thịnh khẳng định, từ khi đi vào hoạt động đến nay, sau khi trừ khấu hao, phà Tam Hiệp luôn bị lỗ từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỉ đồng/năm. Trước đây trên địa bàn tỉnh còn các bến phà lớn như Cổ Chiên, Hàm Luông. Các bến này có nguồn thu dồi dào nên có thể “gồng” cho bến phà Tam Hiệp. Nhưng mấy năm nay đã có cầu Cổ Chiên, Hàm Luông nên trung tâm không còn “sức” để bù lỗ cho bến phà Tam Hiệp. 

Cũng theo ông Thịnh, CN không nằm trong danh sách được nhà nước quy định bán vé tháng. Tuy nhiên, vì nhu cầu qua lại của NLĐ nên thời gian qua bến phà Tam Hiệp vẫn bán vé tháng để hỗ trợ theo đề xuất của HĐND tỉnh. Nhưng kể từ năm 2017 trở đi, UBND tỉnh có quy định chuyển từ phí qua phà thành giá dịch vụ qua phà nên trung tâm phải chịu đóng thuế giá trị gia tăng 10%. “Nếu ngân sách nhà nước bù lỗ  thì trung tâm sẵn sàng hỗ trợ CN, người dân” - ông Thịnh nói. Theo trung tâm, từ đầu năm 2017, bến phà Tam Hiệp chỉ miễn phí qua phà đối với học sinh, xe cứu thương, các loại xe khác chở người bị nạn đến nơi cấp cứu và chỉ bán vé tháng cho cán bộ, công nhân viên (lãnh lương từ ngân sách nhà nước) đã được UBND tỉnh quy định. 

THANH HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.