Mừng tuổi thắp sáng trường vùng cao: Lớp học “chờ” ở xã nhiều “không”

Hoài Phương (Đài PT – TH Cao Bằng) |

Là người đi đến không ít những nơi khó khăn nhất, vực sâu, đèo cao, núi thẳm nhất của tỉnh Cao Bằng, nhưng chưa có chuyến công tác nào “thót” tim như chuyến đến xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc vừa trở về. Ở đây còn nhiều “câu chuyện”, nếu ai được nghe, được tận mắt chứng kiến sẽ nghĩ đó là những câu chuyện của vài chục năm về trước.

Nói đến xã Sơn Lập, người dân Cao Bằng ai cũng biết đó là xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh, cách đây hơn một tháng, muốn đến Sơn Lập phải đi bộ hơn 3h đồng hồ. Còn đến thời điểm này, ngoài con đường khoảng 20km đến trung tâm xã đang mở thì tất cả đều vẫn là con số “ không”.

Không điện lưới, không trường học, không trạm y tế, không sóng điện thoại, không có chợ, không có nước sạch sinh hoạt… Ông Hoàng Ngọc Phát, Bí thư đảng ủy xã chia sẻ rằng, Sơn Lập là xã chưa có nổi một viên gạch xây.

Được thành lập từ năm 2008, nhưng đến nay, cán bộ, nhân viên UBND xã vẫn ở nhà tạm; trạm y tế cũng tạm; còn trường học thì “tạm đến mức, cứ hễ có gió to là giáo viên phải dồn học sinh vào một lớp được gọi là chắc chắn nhất, để đảm bảo an toàn cho các em, hoặc những ngày đông giá rét, gió thốc tứ phía, học sinh cũng tự động “nghỉ rét”.

Ngôi trường PTCS cũng được thành lập từ đó. Trường có một điểm trường chính và 4 điểm trường phụ, với 485 học sinh từ bậc mầm non, tiểu học đến cấp 2.

Do là nhà tạm, nên nột năm học có đến vài lần nhà trường phải vận động phụ huynh vác cây que đến để sửa chữa. Ban đầu thì lợp tôn xi măng, còn nay đến cả bạt phủ mái cũng rách bươm.

 
Phòng học tạm của trường PTCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 

Ở đây, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 70%, học sinh dân tộc Mông, Dao chiếm trên 98%.  Từ năm 2008, xã Sơn Lập được thành lập, tách từ xã Sơn Lộ. Sau 6 năm, trường lớp vẫn tạm.

Lớp học đã vậy, còn bàn ghế học sinh cũng là những cọc tre, mảnh ván ghép lại cho các em ngồi.

 
Bàn, ghế của học sinh xã Sơn Lập. 

Thầy Hoàng Văn Dỉa Phó hiệu trưởng trường PTCS Sơn Lập, sót xa thương học sinh, thầy bảo, “Vào mùa đông bọn trẻ không đủ quần áo để mặc, đến lớp chúng rét tím tái, nhiều khi thầy, cô phải đốt củi cho học sinh sưởi rồi mới vào lớp”.

Thầy cũng cho biết, do địa hình là núi đá, nhiều học sinh nhà ở xa trường, phải đi học từ 4 giờ sáng nên kể cả các em bé vẫn cứ phải nắm cơm đi học, mà các em cũng chỉ ăn duy nhất nắm cơm trắng, nguội lạnh, chứ không có thêm một thứ thức ăn nào khác.

 
Bữa trưa của một số học sinh trường PTCS Sơn Lập, Bảo Lạc, Cao Bằng. 

Ở đây, như tách khỏi thế giới bên ngoài. Chỉ cách đây hơn một tháng, khi chưa thông tuyến con đường đến trung tâm xã, người dân muốn xuống núi mua cân muối, chai dầu hỏa để thắp sáng, thời gian cả đi và về mất một ngày trời.

Chính vì vậy, những năm trước chưa tách xã, học sinh xã Sơn Lập, phần lớn chỉ học đến cấp I. Bây giờ có trường ở xã nên các em cố gắng học đến cấp II, số học cấp III thì vẫn còn đếm trên đầu ngón tay. Một lý do đơn giản, vẫn là đường xa, đi lại khó khăn.

Em Phùng Văn Páo, dân tộc Dao, học sinh lớp 9, và một số bạn, nếu đi vượt núi đến trường mất hơn 2 giờ. Em được cha mẹ dựng cho túp lều tạm ở gần trường để tiện đi học. Hằng tuần gia đình lại “tiếp tế” cho ít gạo, nắm rau rừng. Con về đêm thì em phải dùng đèn pin soi để học bài. Cứ thế suốt mấy năm học.

Em Phùng Văn Páo, trước túp lều ở gần trường học. 
Lều của em Phùng Văn Páo.

 Páo soi đèn pin học bài.

Và thầy cô giáo cũng ở một dãy nhà “công vụ” cũng không khác gì lớp học. Một gian nhà tạm hơn chục mét vuông phải ở ghép 2 đến 3 giáo viên, chỗ ngồi làm việc cũng không có. Bên cạnh đó điều kiện giảng dạy  cũng thiếu, hầu như chưa có thiết bị giảng dạy, tất cả đều vẫn “dạy chay”.

Sau sáu năm trường PTCS Sơn Lập được thành lập, ngôi trường trên rẻo cao xa xôi ấy vẫn chờ đợi sự đầu tư. Ở một xã tất cả đều vẫn là con số “không”  thì cán bộ xã, giáo viên, học sinh và bà con nhân dân đang mong đợi nhiều thứ đầu tư từ nhà nước, để xóa đi khoảng cách “biệt lập” như hiện nay.

Nhưng trước mắt, thầy phó hiệu trưởng nhà trường Hoàng Văn Dỉa và em Phùng Văn Páo, chỉ có một ước mơ, có được một ngôi trường mới khang trang hơn.

Mời các bạn cùng xem phóng sự về ngôi trường nhiều "không" này:

 

Mừng tuổi thắp sáng trường vùng cao:

Với mong muốn được chung tay giúp đỡ thầy, trò trường PTCS xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có điều kiện dạy và học tốt hơn, Báo Lao Động, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, Kênh VTV6 - Đài THVN, Quỹ Tấm lòng Việt - Đài THVN cùng phát động chương trình Mừng tuối thắp sáng trường vùng cao nhằm kêu gọi độc giả hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ cho chương trình để xây dựng đường điện lưới đến với trường THCS xã Sơn Lập.

* Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động
Địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: 04.39232756; Fax: 04.39232737, 0914.568.886; 098.222.1960
Tại TP.Hồ Chí Minh: Cơ quan thường trú Báo Lao Động
Địa chỉ: 43 Hoa Đào, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh. ĐT: 08.35171402; fax: 08.35171407;
Tại Đà Nẵng: Văn phòng Báo Lao động tại Miền Trung Tây Nguyên
Địa chỉ: 86 Lê Duẩn, TP.Đà Nẵng, ĐT: 0511.3825132;
Tại Cần Thơ: Văn phòng Báo Lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long
Địa chỉ: 101 Trần Văn Hoài, TP.Cần Thơ, ĐT: 0710.3823020.
Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng vàng,
Số tài khoản VND: 10201.00000.13374
Số tài khoản USD: 10202.00000.02906
Số tài khoản EUR: 10203.00000.00075
Tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Phần dành cho các tổ chức, các nhân gửi tiền từ nước ngoài:
Bene ficiary name: Quy Xa hoi tu thien Tam Long Vang.
Bene ficiary Bank: Industrial anh Commercial Bank of Viet nam,
(Bic code: Icbvvnvx). Hoan Kiem Branch (37 Hang Bo, Hoan Kiem, Ha Noi)

2. Hoặc nhắn tin qua tổng đài 8742:
- Cú pháp: soạn MT gửi 8742
- Mỗi tin nhắn trị giá 15.000 đồng

3. Hoặc Truy cập VTVplus.vn/tuthien (nhập mã số thẻ cào để ủng hộ).

4. Hoặc ủng hộ qua Quỹ Tấm lòng Việt - Đài THVN
- Tên TK: "Thắp sáng trường vùng cao - Quỹ Tấm lòng Việt Đài Truyền hình VN"
- STK : 4122.122001382.7046666

- Tại Ngân hàng TMCP Liên Việt

 

5. Hoặc tham gia ủng hộ trực tuyến tại đây.

 

Hoài Phương (Đài PT – TH Cao Bằng)
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm thanh niên xô đẩy trước cửa đền tranh cướp sợi chiếu

Hải Nguyễn |

Sau phần lễ tế, chiếc nồi đất bị đập vỡ tại sân đền Đức Bà là lúc tích trò đúc bụt náo nhiệt nhất. Hàng trăm thanh niên tranh nhau tiến sát cửa đền để mong giành được sợi chiếu sớm nhất tại lễ hội đúc bụt.

Câu lạc bộ Hà Nội giành Siêu cúp Quốc gia 2022

NHÓM PV |

Thắng CLB Hải Phòng 2-0, Hà Nội có lần thứ 5 vô địch Siêu cúp Quốc gia.

Đưa du khách Châu Âu trải nghiệm trên du thuyền từ Cần Thơ đi Campuchia

TẠ QUANG |

Hơn 60 du khách Châu Âu được khởi hành từ Cần Thơ đi Campuchia trên du thuyền triệu đô Victoria Mekong, vừa tham quan vừa trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của người dân sinh sống dọc sông Mê Kông.

Công nhân Miền Tây trở lại thành phố: Hy vọng năm mới ổn định hơn

Phong Linh |

Sáng và trưa 29.1, dòng người từ các tỉnh Miền Tây di chuyển qua cầu Cần Thơ để trở về thành phố làm việc khá đông. Dù thời tiết không thuận lợi, nhiều công nhân vẫn cố gắng dừng chân ăn vội chiếc bánh để tiếp tục hành trình...

Những nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2023 tăng 4,89% do nhiều yếu tố, trong đó, tác động nhiều nhất là sự tăng giá của hàng hóa Tết, giá nhiên liệu.

Tiền vệ Quang Hải có còn nhiều cơ hội ra sân tại Pau FC?

HOÀNG HUÊ |

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải tiếp tục không tạo ra được nhiều dấu ấn sau khi được trao cơ hội ra sân thi đấu cho Pau FC.

Quán karaoke “phủ bụi”, người dân mỏi mắt tìm nơi còn mở cửa

Nhóm PV |

Ra Tết thường là thời điểm mọi người gặp mặt, vui chơi và quán karaoke cũng là địa điểm được tìm đến trong mỗi buổi tụ họp, liên hoan. Tuy nhiên, hiện nay, 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tại Hà Nội tạm dừng hoạt động do không đủ tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đầu năm mới, nhưng tất cả đều đóng cửa im lìm.

Giao thông kẹt cứng, hỗn loạn tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Dương Anh |

Nhiều người dân Hà Nội và các tỉnh thành đã lựa chọn thời điểm đầu năm, đổ dồn về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may, khiến mọi ngả đường tiến về khu vực này bị tắc cứng.