LD1309

Số phận buồn của hai anh em mắc bệnh máu không đông

Vũ Đức Tùy |

Nói về gia cảnh của chị Nguyễn Thị Tình, ông Nguyễn Thanh Tâm - Trưởng thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương - cho biết: “Đây là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của địa phương: Chồng mất sớm, hai con bị bệnh máu không đông 12 năm nay, bản thân chị Tình cũng thường xuyên bị bệnh, phải phẫu thuật khối u”.

Sau khi xây dựng gia đình với anh Phạm Văn Vỹ (sinh năm 1963), hai vợ chồng chị lần lượt sinh hai con trai vào các năm 1995 và 2001. Niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi buồn và sự vất vả lại đến với tổ ấm của chị. 

Vừa tròn 6 tuổi, con trai lớn Phạm Văn Hùng sau một lần bị ngã, hai đầu gối sưng to chảy máu, gia đình mới phát hiện máu cháu không đông. Sau đó, gia đình đưa cháu lên BV Đa khoa Hải Dương và Viện Huyết học - Truyền máu trung ương, được các bác sĩ kết luận Hùng bị mắc chứng mệnh hemophilia (máu khó đông). Năm 2001, cháu Phạm Văn Huy chào đời mang theo bao niềm vui và hạnh phúc. Nhưng cũng giống anh trai, Huy cũng bị mắc chứng bệnh máu không đông. 

Thương các con, nhưng gia đình không có tiền nên ngoài làm ruộng, hai vợ chồng chị lăn lộn đi làm thuê để có tiền chữa bệnh. Lo nghĩ và lao động quá sức, năm 2005, chồng chị qua đời vì căn bệnh ung thư vòm họng. Chồng mất, kinh tế gia đình thêm khó khăn, nỗi buồn và sự vất vả càng đè nặng lên đôi vai chị Tình. 

Do bị bệnh máu không đông nên hai cháu thường xuyên chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp chân. Có lần bệnh nặng, chân cháu Hùng bị teo, không đi lại được. Nhiều đêm nhìn hai con lên cơn đau, chị chỉ biết ôm con khóc. Gạt vội những giọt nước mắt lăn trên gò má khắc khổ, chị Tình buồn bã: “Bao nhiêu tiền bạc đều tập trung cho hai cháu chữa bệnh. Xe máy, sổ đỏ cũng phải mang đi cầm cố hết rồi”. 

Dù sức khỏe yếu và thường xuyên bị gián đoạn do phải đi chữa bệnh, nhưng hai anh em Hùng, Huy rất chăm học. Hùng đã tốt nghiệp THPT năm 2012, còn Huy đang theo học lớp 7. Cuối năm 2012, được sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, chị Tình mở cửa hàng tạp hóa nhỏ tại nhà cho hai anh em Hùng trông nom. 

Chị Tình cho biết: Bình quân một tháng hai con chị lên bệnh viện từ 2-3 lần để điều trị định kỳ với chi phí khoảng 3-5 triệu đồng, có tháng cao điểm mất 30 triệu đồng. Chi phí chữa bệnh cho hai con trong 12 năm qua đã mất gần 400 triệu đồng. “Hai con tôi sẽ phải sống nhờ máu của người khác đến suốt đời, tôi chỉ lo mình không đủ sức lo cho con thì tương lai của các cháu sẽ ra sao” - chị Tình chua xót.

Mẹ con chị Tình đang rất cần sự sẻ chia từ cộng đồng, xã hội. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT:04.39232756/0983.971.279;emai: tlvlaodong@gmail.com; hoặc chuyển khoản về Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng, STK: 102010000013374 tại Ngân hàng TMCP Công thương VN, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoặc liên hệ chị Phạm Thị Tình: Xóm Dân Chủ, thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. ĐT: 0934.355.606. 

Vũ Đức Tùy
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…