LDS1454

LDS1454: Đớn đau 25 năm nuôi con di chứng da cam trong ngôi nhà dột

Bảo Duy |

Là một bệnh binh trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Vũ Văn Thãi cũng có cuộc sống đấm ấm, bình thường như bao người khác với bốn đứa con, 2 trai, 2 gái. Chẳng ngờ, đến năm 1989, ông bà lỡ làng sinh thêm cô con gái Vũ Thị Anh. Và ác nghiệt thay, mầm thai sau cùng không may bị nhiễm di chứng chất độc da cam từ người cha, khiến 25 năm nay, cuộc sống của cô gái trẻ chỉ biết gắn chặt với chiếc giường, trông chờ hoàn toàn vào sự phục vụ của người thân.

Đến đầu làng, hỏi thăm nhà ông Thãi, người dân ở thôn Chương Lương, xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ai cũng rành cả. Gia cảnh khốn khó, bần hàn và số phận trớ trêu của cô con gái út bệnh tật cũng như cuộc sống chật vật, buộc phải ly hương của bốn người con lớn trong gia đình ông Thãi người dân làng trên, xóm dưới ai cũng phải chạnh lòng.

Ông Vũ Văn Thãi (68 tuổi) và vợ là Trương Thị Bàn năm nay 67 tuổi đến với nhau từ năm 1969. Ở vùng quê nghèo, chiêm trũng, suốt những năm tháng ông Thãi mải mê chiến đấu hết chiến trường Bình Trị Thiên, đến A Sầu, A Lưới.. một mình bà Bàn ở nhà tần tảo chăm con. Tham gia chiến trường miền Nam từ năm 1965, đến năm 1982 ông Thãi về nghỉ chế độ. Ngoài chế độ bệnh binh (mức thương tật 61%) được 2.020.000 đồng/tháng và sau này là chế độ chất độc da cam cho cô con gái út hơn 900 ngàn đồng/tháng, người lính già không có thêm cơ hội việc làm nào khác. Trông chờ vào 1 mẫu ruộng nên cuộc sống của 7 người trong gia đình ông Thãi không dễ dàng gì. Bữa no, bữa đói, quần áo thiếu trước, hụt sau, ngôi nhà cấp bốn ngày một xuống cấp, tường đã tróc lở, ngày nắng thì nắng xiên vào nhà, mưa đến thì trong nhà cũng như ngoài sân… Bốn người con lớn của ông Thãi, tuy không có biểu hiện của di chứng rõ ràng như cô út, nhưng dáng hình hơi thấp bé và hay bị chứng đau lưng hành hạ nên công ăn việc làm cũng không ổn định.

Gia cảnh khốn khó, bần hàn và số phận trớ trêu của cô con gái út bệnh tật cũng như cuộc sống chật vật, buộc phải ly hương của bốn người con lớn trong gia đình ông Thãi 

Bà Trương Thị Bàn kể: “Hồi mới sinh cháu Anh, tôi đã thấy cháu “đần đần”, không thấy ánh mắt nhanh nhẹn hay biểu hiện bình thường như những đứa trẻ sơ sinh khác. Cố nuôi cháu lớn thêm, nhưng tôi chỉ thấy cháu dài người ra mà không phát triển chiều ngang, thậm chí các cơ chân, tay bị teo dần. Tôi có cho cháu lên trạm y tế xã khám thì bác sỹ nói “cháu bị ảnh hưởng chất độc da cam, càng lớn triệu chứng sẽ càng rõ. Nên đưa về nhà chăm sóc chứ không thể chữa trị được”.

Nghe vậy mà tôi thấy như đất trời sụt xuống, vừa thương con, thương mình mà không biết phải làm thế nào. Sao 4 đứa con đầu lành lặn mà mọi tai ương lại dồn hết vào con út? Nhà nghèo, điều kiện ở quê không có nên tôi cũng chỉ biết chấp nhận “số phận”, cặm cụi làm lụng nuôi con. 25 năm đã trôi qua, bao nhiêu nước mắt, mồ hôi và công sức của bố mẹ đổ xuống, đến giờ Anh vẫn chỉ như đứa trẻ sơ sinh, vệ sinh, ăn uống phải có người phục vụ, chế độ ăn như trẻ vài tháng tuổi vì cháu không thể tự ăn, tự nuốt được. Điều oái ăm là Anh ăn rất khỏe, uống rất nhiều nước và suốt ngày kêu la.

Nhà vốn đã khó khăn, nay lại thêm con tật nguyền nằm liệt một chỗ, vợ chồng ông Thãi lâm vào tình cảnh “thêm người mà bớt việc” bởi ông đi vắng thì bà phải túc trực ở nhà trông con và ngược lại. Thỉnh thoảng, ông bà phải thay nhau bế con, bởi nếu để nằm một tư thế quá lâu, thịt sẽ bị nổi u, thối rữa. “Như nhà có điều kiện thì người ta sẽ cho cháu nằm trên đệm nước về mùa hè hoặc đệm về mùa đông sẽ đỡ hơn, nhưng nhà tôi thì lấy đâu ra, đành phải lót cho con tấm vải mưa. Mà cũng phải làm sao để dễ cơ động, bởi có hôm không may mưa về đêm, cả nhà ôm nhau chạy quanh nhà. Riêng giường của Anh nằm, phải để hai chậu nước hứng nước mưa. Thương con, thương cái phận mình, nước mắt hòa nước mưa chát mặn”, bà Bàn ngậm ngùi.

24/24 giờ trong suốt 25 năm qua, ông Thãi và bà Bàn thay nhau có mặt ở nhà để “canh” con. Anh cũng hay ốm đau nên thuốc lúc nào cũng phải gối đầu giường. Lo nhất là mùa đông và mùa hè bởi nếu Anh vệ sinh mà chưa kịp thay ngay, cháu rất dễ bị nhiễm lạnh, hoặc bị nóng quá cũng bị ốm, sốt.

“Con em đã vậy, cuộc sống của bốn anh chị nó cũng không sáng sủa hơn”, bà Bàn chạnh lòng kể: Con chị thứ hai vào Bình Dương làm ăn rồi ở biệt đó, cô thứ ba không thể lấy chồng ở quê nên đành đi làm ở Quảng Ninh, đã “gá gứu” đến đời chồng thứ ba cũng không được mấy tháng bởi ai về nhà nhìn thấy cảnh nhà tuềnh toàng, dột nát, người ốm đau lúc nào cũng nằm chềnh ềnh trong nhà, rồi cũng vội kiếm cớ bỏ đi sớm. Hai người anh trai của Anh cũng chật vật đi làm thuê vất vả ở xứ người, tự lo được cho bản thân đã tốt nên chúng tôi cũng không nhờ cậy được gì. Chúng nó chẳng bao giờ dám dẫn bạn về nhà vì nhìn “cảnh” nhà tôi, ai họ cũng lo sợ cái chất độc da cam quái quỷ nó bị ảnh hưởng đến đời sau.

“Chúng tôi còn sống đến ngày nào sẽ chăm con ngày ấy, cho hết trách nhiệm làm cha, làm mẹ. Nhưng lỡ một mai chúng tôi đi xa…”, ông Thãi bỏ lửng câu nói, nhìn con rồi cúi xuống trong nấc nghẹn

Hoàn cảnh của gia đình ông Thãi rất khốn khó. Mơ ước về ngôi nhà có thể che mưa, che nắng, yên ổn mà chăm lo cho đứa con tật nguyền cũng chỉ mãi là ước mơ, bởi đến quá nửa cuộc đời, đến lo ăn hàng ngày còn khó.

Bảo Duy
TIN LIÊN QUAN

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.

Xa gia đình, 6.000 cán bộ đường sắt phục vụ trên những chuyến tàu xuyên Tết

BÙI THƠM - HẢI DANH- Hải Nguyễn |

Mặc dù xa gia đình, người thân vào thời khắc giao thừa thiêng liêng nhưng với 6.000 nhân viên cán bộ ngành đường sắt, niềm vui và tự hào cảm xúc nhiều hơn cả. Bởi sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, vận tải đường sắt đã có nhiều khởi sắc trở lại.

Linh vật mèo sen trên Đất Sen Hồng

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Tận dụng lá sen tại quê nhà, tỉnh Đồng Tháp - Đất Sen Hồng, đã tạo ra linh vật mèo vô cùng độc đáo.

Để 2023 may mắn, tham khảo ngay điểm đến cho 12 con giáp

Ý Yên |

Chọn hướng xuất hành may mắn có thể giúp bạn mở ra một năm 2023 hanh thông. Hãy tham khảo gợi ý hướng xuất hành theo tuổi cho hành trình du xuân Quý Mão.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Những giọt nước mắt chiều cuối năm

Thùy Linh- Đức Mạnh |

30 Tết - Trung tâm Cấp cứu A9- Bệnh viện Bạch Mai vẫn hối hả người ra kẻ vào. Các y bác sĩ chạy đôn chạy đáo, khẩn trương cấp cứu, dùng hết khả năng của mình, kéo những người bệnh trở về từ cõi chết. Những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt những người nhà bệnh nhân.

Đường phố chật cứng, chợ Tết tấp nập ngày cuối cùng của năm

Văn Đức |

Yên Bái - Khu vực chợ trung tâm huyện Văn Yên vẫn tấp nập, đường phố chật cứng người mua sắm trong ngày 30 Tết.

Hoa quả độc lạ cho mâm cúng gia tiên ngày Tết Nguyên đán

Minh Hà - Việt Anh |

Dịp Tết năm nay, tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội) xuất hiện nhiều loại nông sản độc lạ. Trong số đó không thể thiếu những loại trái cây tạo hình.

Nhiều cung đường, địa điểm tham quan của Thủ đô vắng vẻ chiều 30 Tết

Hải Danh - Bùi Thơm |

Hà Nội - Chiều 30 Tết, các tuyến đường, địa điểm tham quan du lịch tại Hà Nội bình yên, vắng vẻ và không còn kẹt xe như những ngày trước đó.