Vàng giảm sốc, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp bình ổn thị trường vàng

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng.

Trao đổi với PV báo Lao Động, Ngân hàng Nhà nước cho biết "chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng. Trong tháng 1.2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường vàng quốc tế và trong nước, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng trong giao dịch vàng".

Từ đầu tháng 12.2023 đến nay, giá vàng quốc tế tăng mạnh trên mức 2.000 USD/oz. Riêng ngày 26.12.2023, giá vàng quốc tế giao dịch quanh mức 2.063 USD/oz, tăng 232 USD/oz (tương đương tăng 12,7%) so với đầu năm. Trước đà tăng của giá vàng quốc tế, giá vàng miếng SJC trong nước diễn biến tăng theo. Riêng trong ngày 26.12.2023, giá vàng miếng SJC biến động mạnh, gần trưa lên đến 80 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, đến giờ giao dịch buổi chiều, giá mua bán vàng miếng SJC đã giảm nhanh trở lại, xuống mức 77,4-79,23 triệu đồng/lượng.

Ngày 28.12.2023, giá vàng quốc tế tăng 19 USD/oz, giá mua bán vàng SJC trong nước quanh mức 78,2/79,87 triệu đồng/lượng. Trước biến động mạnh của giá vàng quốc tế và trong nước những ngày gần đây, khối lượng giao dịch cả chiều mua, lẫn chiều bán vàng đều tăng nhẹ, tuy nhiên thị trường vàng miếng SJC nhìn chung không biến động bất thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá vàng tăng cao như giai đoạn trước đây.

"Nguyên nhân khiến giá vàng miếng SJC trong nước tăng mạnh trong những ngày vừa qua chủ yếu do yếu tố tâm lý trước đà tăng liên tục của giá vàng quốc tế. Do vậy, trong những ngày giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, giá vàng miếng SJC trong nước thường tăng với tốc độ nhanh hơn", đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Trước đó, Báo Lao Động có loạt bài "Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế", phản ánh những bất cập trong việc quản lý thị trường vàng của Việt Nam hiện nay. Có thời điểm giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đến khó hiểu, xuất hiện tình trạng nhập lậu vàng, trốn thuế gây thất thoát ngân sách, mạng lưới phân phối bị bóp nghẹt… Nguyên nhân là do thị trường vàng Việt Nam đang không hội nhập, liên thông với thế giới.

Bài viết cũng chỉ ra những bất cập trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập kỷ trôi qua, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay.

Đặc biệt, việc SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng quốc gia khiến các doanh nghiệp không bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Từ góc độ người tiêu dùng, việc độc quyền một thương hiệu vàng khiến quyền lợi người dân bị ảnh hưởng. Người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua, bán, tích lũy bằng vàng miếng SJC. Chính sách cho độc quyền vàng đã làm cho thị trường vàng bị đẩy lên cực điểm, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao.

Điều này khuyến khích nhập khẩu lậu vàng vào Việt Nam. Hệ quả chung là, người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đều chịu thiệt. Thị trường vàng Việt Nam đang đi thụt lùi so với thế giới vì thiếu những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược.

Khẳng định trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn, loạt bài của Báo Lao Động đã đề xuất các giải pháp để “cởi trói” cho thị trường vàng, trả vàng về cho thị trường vận hành, từ đó giúp nguồn “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Giá vàng tăng phi mã: "Bay" 3 tháng lương để mua vàng mừng cưới bạn thân

Diệp Trang |

Giá vàng tăng cao từng ngày khiến cho nhiều người lo ngay ngáy khi có kế hoạch mua vàng làm quà cưới tặng cho bạn thân.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Giá vàng SJC chênh lệch cao do quy định về hạn chế nhập khẩu vàng

NHÓM PV |

Trả lời phỏng vấn độc quyền với Báo Lao Động, ông Shaokai Fan - Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Giám đốc Toàn cầu về ngân hàng trung ương của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) - cho rằng, việc hạn chế về nhập khẩu vàng có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến việc giá vàng trong nước cao hơn so với thị trường quốc tế. Các sản phẩm tài chính về vàng vì thế bị bó hẹp, tiềm năng của kim loại quý khó thể phát huy hết.

Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước có nội dung trái pháp luật

Minh Ánh |

Theo nguồn tin của Lao Động, tháng 12.2023, thực hiện thẩm quyền kiểm tra văn bản được Chính phủ giao, Bộ Tư pháp kết luận kiểm tra đối với Thông tư 06/2023/TT-NHNN (Thông tư 06) có nội dung trái pháp luật.

Giờ thứ 9: Người tình cũ - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Không một ai muốn mang trong mình một ký ức đau buồn nhưng không phải lúc nào cuộc đời cũng xuôi theo ý muốn của chúng ta. Dù thế nào, chúng ta cũng buộc phải chấp nhận nó như là định mệnh của mình. Người đàn ông trong câu chuyện mà chúng tôi sắp kể dưới đây cũng là một thân phận như thế.

Phương tiện nhích từng chút một ở các điểm nóng kẹt xe tại TPHCM

NHÓM PV |

Chiều tối ngày 29.12, người dân từ TPHCM bắt đầu di chuyển ra bến xe, sân bay và ga tàu để đi du lịch, về quê thăm gia đình nhân dịp nghỉ Tết Dương lịch 2024.

Báo Lao Động được bình chọn nhận Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn

Quế Chi |

Chiều 29.12, Khối thi đua các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức hội nghị tổng kết năm 2023. Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) dự hội nghị.

Giá vàng tăng phi mã: "Bay" 3 tháng lương để mua vàng mừng cưới bạn thân

Diệp Trang |

Giá vàng tăng cao từng ngày khiến cho nhiều người lo ngay ngáy khi có kế hoạch mua vàng làm quà cưới tặng cho bạn thân.

Cởi trói cho thị trường vàng để nguồn vốn chảy vào nền kinh tế: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Nhóm Phóng Viên |

Trước những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý, trả vàng về cho thị trường vận hành. Cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay.

Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

NHÓM PV |

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn 10 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng gần 170 USD/ounce. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, quanh ngưỡng 13 triệu đồng/lượng. Đây không phải lần đầu tiên trong vài năm gần đây, giá vàng SJC và giá vàng thế giới chênh lệch cao đến thế. Từ năm 2012 đến nay, thị trường vàng trong nước được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Hơn một thập niên trôi qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ nguyên các quy định từ 11 năm trước, trong khi có những quy định không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. Trong bối cảnh nguồn lực phát triển kinh tế trong nước còn hạn chế, chủ trương huy động nguồn lực trong dân vào sản xuất - kinh doanh là rất đúng đắn. Nhưng để làm được điều này, đã đến lúc cần cởi trói cho thị trường vàng, để “vốn chết” trong dân có thể chảy vào nền kinh tế.

Giá vàng SJC chênh lệch cao do quy định về hạn chế nhập khẩu vàng

NHÓM PV |

Trả lời phỏng vấn độc quyền với Báo Lao Động, ông Shaokai Fan - Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Giám đốc Toàn cầu về ngân hàng trung ương của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) - cho rằng, việc hạn chế về nhập khẩu vàng có thể tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến việc giá vàng trong nước cao hơn so với thị trường quốc tế. Các sản phẩm tài chính về vàng vì thế bị bó hẹp, tiềm năng của kim loại quý khó thể phát huy hết.