Thống đốc quyết đối đầu với nợ xấu

Hoàng Đông |

Ngày 7.6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có những thông điệp mạnh mẽ thể hiện quyết tâm đẩy “cục máu đông”, khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế.

Ngành ngân hàng mới chỉ đi được 1/3 chặng đường

Giai đoạn 2011-2015 được xem là một giai đoạn thành công vượt bậc của ngành ngân hàng nói chung và NHNN nói riêng. Với vai trò là cầu nối trong mọi hoạt động của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã tiên phong trong việc tự tái cơ cấu lại toàn bộ các hoạt động và từng bước xây dựng lộ trình phát triển, hướng đến việc cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Vậy đâu là những thành tựu nổi bật của ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa qua? Thứ nhất, toàn hệ thống đã tập trung vào việc nhận diện và khoanh vùng được nợ xấu. đây được xem là vấn đề phức tạp nhất bởi các khoản nợ xấu thường liên quan đến rất nhiều chủ thể với những lợi ích rất khác nhau. Phần lớn các khoản nợ xấu đã được NHNN mua lại thông qua việc phát hành trái phiếu VAMC. Theo số liệu của NHNN thì tính đến ngày 31.12.2016, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống hiện ở mức 2,46%, nhưng nếu tính cả các khoản nợ xấu ngoại bảng và nợ xấu do VAMC quản lý thì con số có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ. Có lẽ lâu lắm rồi NHNN mới lại chính thức đưa ra con số nợ xấu thực của toàn ngành. Thứ hai, NHNN đã nhận diện và khoanh vùng các TCTD yếu kém. Hàng loạt các thương vụ sáp nhập, hợp nhất các TCTD đã được tiến hành. Theo đó, số lượng các TCTD đã giảm được 22 tổ chức so với thời điểm cuối năm 2011. Thứ ba, tất cả các TCTD đều được yêu cầu phải xây dựng kế hoạch tự tái cơ cấu lại bộ máy hoạt động và xây dựng lộ trình phát triển trong giai đoạn mới. Trong đó, có hai điểm mà các TCTD cần phải chú ý là nâng cao năng lực quản trị rủi ro và kiểm soát hiệu quả chi phí hoạt động.

Vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước

Để nền kinh tế có điều kiện phát triển, bên cạnh thị trường vốn (Equity Capital Market - ECM) thì thị trường tiền tệ (Debt Capital Market - DCM) cũng đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng như hiện nay. Do đó, xã hội đòi hỏi ngành ngân hàng phải tiếp tục quá trình tái cơ cấu, từ đó có điều kiện để duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp ngang với các nước trong khu vực để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong 3 nhiệm vụ của giai đoạn 2011-2015 thì ngành ngân hàng vẫn còn 1 nhiệm vụ mà chưa giải quyết được triệt để và thực chất. Đó chính là vấn đề nợ xấu. Với con số 8,86% thì tương đương với gần 500 nghìn tỉ vẫn đang trong tình trạng không có khả năng sinh lời, trong khi đó, toàn hệ thống vẫn đang phải trả lãi cho người gửi tiền. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho NHNN gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Sự phân hóa về chất lượng tài sản giữa các TCTD đã làm cho nguồn vốn đã không tự dịch chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu theo đúng nguyên tắc thị trường. Đó là việc lãi suất giữa thị trường 1 và thị trường 2 hiện nay gần như không có mối liên hệ rõ ràng. Trong khi đây được xem là điều kiện hàng đầu để Ngân hàng Trung Ương các nước có thể điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ.

Xử lý nợ xấu là trọng tâm của NHNN trong thời gian tới

Nhận thức được vấn đề trên thì mới đây người đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, Thống đốc NHNN đã tự đặt ra nhiệm vụ cho cá nhân và toàn ngành trong giai đoạn 2016-2020. Đó là tiếp tục đẩy nhanh quá trình tự tái cơ cấu gắn với việc xử lý rất điểm vấn đề nợ xấu. Theo đó, NHNN đã và đang soản thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu để trình Quốc hội thông qua vào tháng 5.2017. Đây được xem là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi nó sẽ ít nhiều “đụng chạm” đến rất nhiều các bên liên quan với các lợi ích trái ngược nhau. Đầu tiên, nó liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau. Đáng chú ý là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng hay Bộ Công an… Tiếp đến, nó liên quan đến lợi ích của nhà nước. Rất nhiều khoản nợ xấu hiện nay không thể xử lý được vì nó là tài sản của các Tập đoàn, TCty Nhà nước. Và cuối cùng, nó liên quan đến nhiều cá nhân, doanh nghiệp cùng một lúc do cùng chung sở hữu một tài sản. Rõ ràng Thống đốc đã tự đặt ra cho mình một thách thức rất lớn, đó chính là việc đương đầu với nợ xấu.

Chưa rõ kết quả đạt được trong 3-5 năm tới là như thế nào nhưng trước tiên cần một lời khen cho sự dũng cảm của Thống đốc ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Mặc dù vậy, sau quá trình xử lý nợ xấu, có lẽ xã hội sẽ tiếp tục đưa ra một nhiệm vụ mới cho Thống đốc, đó là việc nâng tầm các ngân hàng Việt Nam để có đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Hoàng Đông
TIN LIÊN QUAN

“Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”

LÊ PHƯƠNG |

Báo cáo tại nghị trường ngày 7.6, với tổng số nợ xấu gần 600.000 tỉ đồng, tương đương 10,08% tổng dư nợ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa nhận, “con số như vậy là xấu” - cho thấy “bức tranh” nợ xấu hiện vẫn đối diện nhiều thách thức. Nợ xấu vẫn gia tăng nhanh, đe dọa ảnh hưởng đến nền kinh tế xong ông Hưng cũng đưa ra quan điểm là sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Lê Phương |

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

“Không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu”

LÊ PHƯƠNG |

Báo cáo tại nghị trường ngày 7.6, với tổng số nợ xấu gần 600.000 tỉ đồng, tương đương 10,08% tổng dư nợ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa nhận, “con số như vậy là xấu” - cho thấy “bức tranh” nợ xấu hiện vẫn đối diện nhiều thách thức. Nợ xấu vẫn gia tăng nhanh, đe dọa ảnh hưởng đến nền kinh tế xong ông Hưng cũng đưa ra quan điểm là sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Khó xử lý nợ xấu khi tài sản đảm bảo là bất động sản

Lê Phương |

Sáng 7.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đa số ý kiến cho rằng nợ xấu nếu không có cơ chế rõ ràng sẽ rất khó xử lí, đặc biệt nếu tài sản đảm bảo là bất động sản thì càng khó khăn hơn.