Ngân hàng nới room tín dụng, doanh nghiệp được cởi trói

Hải Anh |

Suốt thời gian qua, “cơn khát” vốn đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thậm chí phá sản. Việc điều chỉnh room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là thông tin được mong chờ nhất lúc này đối với cộng đồng doanh nghiệp.

“Liều thuốc” kịp thời để phục hồi nền kinh tế

“Chúng tôi sắp được cứu rồi” - bà Nguyễn Tuyết Mai, chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ uống đóng chai tại Hà Nội, hào hứng chia sẻ khi chuyến xe nguyên liệu đầu tiên về đến nhà máy sau hơn 3 tháng gián đoạn.

Suốt từ tháng 6, bà Mai phải tìm mọi mối quan hệ để vay vốn nhập nguyên liệu sản xuất hàng Tết, nhưng gõ cửa ngân hàng nào cũng bị lắc đầu vì “hết room tín dụng”. Vay nóng thì lãi suất quá cao, lợi nhuận chẳng còn được bao nhiêu. Toàn bộ kế hoạch sản xuất có nguy cơ đổ bể.

“Ngành hàng thực phẩm cả năm chỉ trông chờ vào vụ Tết nên việc các ngân hàng cho vay trở lại, với chúng tôi, chẳng khác gì nắng hạn gặp mưa rào. Doanh nghiệp mừng, nhà cung cấp mừng, người lao động cũng mừng”, bà Mai cho biết.

Suốt thời gian qua, “cơn khát” vốn đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thậm chí phá sản.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, nhìn nhận nhu cầu vốn của doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Doanh nghiệp cần vốn nhiều để nhập nguyên liệu, trang trải hoạt động của bộ máy và trả lương cho người lao động. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần vốn để xây dựng thương hiệu, tham gia hội chợ, giao thương nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa, xa hơn là hướng tới xuất khẩu.

“Việc các ngân hàng thương mại được tăng cung tín dụng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý chính là liều thuốc kích thích để doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm, đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội”, ông Mạc Quốc Anh bình luận.

Bản thân ngân hàng cũng “thở phào” khi hoạt động kinh doanh cốt lõi trở lại guồng quay cũ. Phó Tổng giám đốc VPBank Lưu Thị Thảo cho biết thời gian qua cạn room tín dụng là “nỗi đau đầu” của rất nhiều ngân hàng trong hệ thống.

Quyết định nới room tín dụng không chỉ cởi trói cho các ngân hàng mà còn giúp nguồn vốn được khơi thông
Quyết định nới room tín dụng không chỉ cởi trói cho các ngân hàng mà còn giúp nguồn vốn được khơi thông.

Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 14%, trong 4 tháng cuối năm, sẽ có khoảng 457.000 tỉ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng thương mại. Đây chính là dư địa để các ngân hàng đưa ra các giải pháp tín dụng hiệu quả, giúp doanh nghiệp đến gần hơn với vốn vay.

“Lãi cho vay hiện vẫn là nguồn thu chính của các nhà băng với tỉ trọng đóng góp 70 - 80%. Bởi thế, quyết định nới room không chỉ cởi trói cho các ngân hàng mà còn giúp nguồn vốn được khơi thông, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng nợ đọng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp giúp dòng chảy kinh tế sớm sôi động trở lại”, đại diện một ngân hàng đánh giá.

“Cú đạp phanh” đúng lúc

Các chuyên gia cho rằng đây là quyết định đúng đắn và kịp thời, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không siết tín dụng bất hợp lý.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá không siết tín dụng là một quyết định sáng của nhà điều hành. Theo vị chuyên gia, trước nguy cơ lạm phát chi phí đẩy nghiêm trọng do giá đầu vào tăng cao, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm lạm phát chi phí đẩy bị khuếch đại lên; ngược lại, nếu siết chặt sẽ làm cung giảm, đồng nghĩa giá sẽ tăng.

“Duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ là hành xử phù hợp nhất của cơ quan điều hành trong giai đoạn này”, ông Nghĩa phân tích.

Cũng theo các chuyên gia, việc điều hành tín dụng trên quan điểm cởi mở của Ngân hàng Nhà nước còn cho thấy sự cầu thị và biết lắng nghe phản hồi từ thị trường. Quyết định nới room chắc chắn đã được đưa ra từ những đánh giá toàn diện và thận trọng về lợi ích với cả nền kinh tế. Đây cũng là quan điểm tích cực cần được tiếp tục duy trì để đảm bảo sự thông suốt của dòng vốn tín dụng, cũng là huyết mạch của nền kinh tế.

Về lâu dài, các chuyên gia có chung quan điểm cần thay thế room tín dụng bằng các công cụ quản lý linh hoạt hơn bởi cơ chế này mang dáng dấp quản lý kiểu bao cấp, không còn phù hợp bối cảnh hiện nay. Việc bỏ room tín dụng còn hạn chế tình trạng điều hành “giật cục”, đồng thời giúp hệ thống ngân hàng phát huy tối đa vai trò bệ đỡ tài chính của nền kinh tế.

“Với lộ trình về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước cần bỏ cấp room tín dụng. Việc cấp room chỉ nên được coi là giải pháp tạm thời trong thời gian 1 đến 2 năm nữa”, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhấn mạnh.

Xem thêm bài phân tích của các chuyên gia về chủ đề nới room tín dụng:

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sẽ điều chỉnh nới room tín dụng vào tuần sau    TẠI ĐÂY

-  Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng  TẠI ĐÂY

-  Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm nới room tín dụng, "bank" nào được gọi tên? TẠI ĐÂY

-  TS Cấn Văn Lực:  "Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ"      TẠI ĐÂY

- TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"        TẠI ĐÂY

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nới room tín dụng lên 16%

Lan Hương |

Nới room tín dụng là chủ đề nóng thu hút sự chú ý của giới tài chính. Giới phân tích chứng khoán dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên tới 16%.

Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng

Lan Hương (Ghi) |

11 năm liền Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như “chiếc vòng kim cô” đối với các ngân hàng. Không phủ nhận hiệu quả của công cụ này trong thời gian trước. Nhưng đến nay, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi quan điểm khi các ngân hàng thương mại đã phải đáp ứng theo chuẩn BASEL II và tỉ lệ an toàn vốn CAR.

TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"

Lan Hương |

Cạn room tín dụng - câu chuyện nóng nhất trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Không còn dư địa cho vay, nhiều ngân hàng xoay xở đủ đường trong chiếc vòng chật hẹp. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu Bộ Tài chính dám dùng chính sách thuế để chống lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng năm nay.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nới room tín dụng lên 16%

Lan Hương |

Nới room tín dụng là chủ đề nóng thu hút sự chú ý của giới tài chính. Giới phân tích chứng khoán dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên tới 16%.

Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng

Lan Hương (Ghi) |

11 năm liền Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như “chiếc vòng kim cô” đối với các ngân hàng. Không phủ nhận hiệu quả của công cụ này trong thời gian trước. Nhưng đến nay, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi quan điểm khi các ngân hàng thương mại đã phải đáp ứng theo chuẩn BASEL II và tỉ lệ an toàn vốn CAR.

TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"

Lan Hương |

Cạn room tín dụng - câu chuyện nóng nhất trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Không còn dư địa cho vay, nhiều ngân hàng xoay xở đủ đường trong chiếc vòng chật hẹp. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu Bộ Tài chính dám dùng chính sách thuế để chống lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng năm nay.