Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nới room tín dụng lên 16%

Lan Hương |

Nới room tín dụng là chủ đề nóng thu hút sự chú ý của giới tài chính. Giới phân tích chứng khoán dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên tới 16%.

“Tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, tăng trưởng tín dụng cả năm ước có thể đạt 16%. Áp lực nới room tín dụng đang mạnh, do đó Ngân hàng Nhà nước có thể phải linh hoạt hơn trong việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng”, chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.

Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6.2022 đạt 9,4% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm trước. Diễn biến theo tháng cho thấy tín dụng tăng tốc khá mạnh cho đến cuối tháng 6, nhưng sau đó đã chững lại đáng kể do Ngân hàng Nhà nước chưa cấp room tín dụng.

Tính đến 15.8.2022, tín dụng tăng hơn 9,6%. Tức là, trong gần 1 tháng rưỡi, tín dụng chỉ tăng thêm gần 0,3 điểm %. Đây là mức khá thấp so với mức tăng bình quân 1,6%/tháng trong nửa đầu năm.

“Vào cuối tháng 7.2022, Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, mức tăng so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 6 đã là 17%. Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Nhà nước, dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng 457.450 tỉ đồng, chưa bằng 1/2 nhu cầu tín dụng từ đầu năm đến ngày 15.8”, chuyên gia của VDSC nhận định.

Theo VDSC, từ năm 2013 đến nay, tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm thường cao hơn so với nửa đầu năm, chỉ trừ năm 2019. Điều này phù hợp với quy luật nhu cầu vốn mạnh hơn trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, năm 2022 có một đặc thù là năm phục hồi sau đại dịch, do đó, nhu cầu vốn đã tăng tốc mạnh trong giai đoạn đầu năm. Trong 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng lần lượt 17,9% và 49,7% so với cùng kỳ. Điều này hàm ý rằng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và đầu tư mới vẫn còn khá lớn.

Đồ thị tăng trưởng tín dụng theo từng lĩnh vực
Đồ thị tăng trưởng tín dụng theo từng lĩnh vực.

Xét theo lĩnh vực cho vay, hoạt động thương mại và hoạt động khác đóng góp hơn 70% vào tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong nửa đầu năm. Riêng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 14,1% so với cuối năm 2021, trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh chỉ tăng 8,2% nhưng tín dụng bất động sản phục vụ mục đích sử dụng tăng đến 17,2%, cao hơn đáng kể so với mức tăng tín dụng chung là 9,4%...

''Diễn biến này cho thấy nhu cầu vay mua bất động sản đang dẫn dắt dòng chảy tín dụng, trong khi đó, cho vay đến các nhà phát triển bất động sản bị hạn chế bởi chính sách. Nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại trở lại mạnh mẽ, các lĩnh vực còn lại có ghi nhận sự phục hồi về nhu cầu tín dụng nhưng chậm hơn'', VDSC nhận định.

Dựa vào bức tranh tín dụng chung và triển vọng phục hồi của nền kinh tế, nhóm phân tích đánh giá nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn sẽ ở mức cao, việc siết room tín dụng trong phần lớn thời gian của quý 3 sẽ phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và mở rộng của các doanh nghiệp trong thời gian còn lại của năm. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế.

Ngày 26.8.2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã có những chia sẻ thông tin mới nhất về lộ trình bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm.

"Chậm nhất là đầu tuần sau sẽ thông báo về điều chỉnh phần còn lại của room tín dụng trong con số 14% mà Ngân hàng Nhà nước đã định hướng từ đầu năm để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Xem thêm bài phân tích của các chuyên gia về chủ đề nới room tín dụng:

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sẽ điều chỉnh nới room tín dụng vào tuần sau    TẠI ĐÂY

-  Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng  TẠI ĐÂY

-  Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm nới room tín dụng, "bank" nào được gọi tên? TẠI ĐÂY

-  TS Cấn Văn Lực:  "Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ"      TẠI ĐÂY

- TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"        TẠI ĐÂY

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sẽ điều chỉnh nới room tín dụng vào tuần sau

Lan Hương |

"Chậm nhất là đầu tuần sau sẽ thông báo về điều chỉnh phần còn lại của room tín dụng trong con số 14% mà Ngân hàng Nhà nước đã định hướng từ đầu năm để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng

Lan Hương (Ghi) |

11 năm liền Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như “chiếc vòng kim cô” đối với các ngân hàng. Không phủ nhận hiệu quả của công cụ này trong thời gian trước. Nhưng đến nay, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi quan điểm khi các ngân hàng thương mại đã phải đáp ứng theo chuẩn BASEL II và tỉ lệ an toàn vốn CAR.

TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"

Lan Hương |

Cạn room tín dụng - câu chuyện nóng nhất trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Không còn dư địa cho vay, nhiều ngân hàng xoay xở đủ đường trong chiếc vòng chật hẹp. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu Bộ Tài chính dám dùng chính sách thuế để chống lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng năm nay.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Sẽ điều chỉnh nới room tín dụng vào tuần sau

Lan Hương |

"Chậm nhất là đầu tuần sau sẽ thông báo về điều chỉnh phần còn lại của room tín dụng trong con số 14% mà Ngân hàng Nhà nước đã định hướng từ đầu năm để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Sớm hay muộn Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ room tín dụng

Lan Hương (Ghi) |

11 năm liền Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ hạn mức tín dụng như “chiếc vòng kim cô” đối với các ngân hàng. Không phủ nhận hiệu quả của công cụ này trong thời gian trước. Nhưng đến nay, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước cần thay đổi quan điểm khi các ngân hàng thương mại đã phải đáp ứng theo chuẩn BASEL II và tỉ lệ an toàn vốn CAR.

TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"

Lan Hương |

Cạn room tín dụng - câu chuyện nóng nhất trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Không còn dư địa cho vay, nhiều ngân hàng xoay xở đủ đường trong chiếc vòng chật hẹp. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu Bộ Tài chính dám dùng chính sách thuế để chống lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng năm nay.