TS Lê Xuân Nghĩa: “Ngân hàng Nhà nước có thể nới room tín dụng lên 15-16%"

Lan Hương |

Cạn room tín dụng - câu chuyện nóng nhất trong giới ngân hàng thời gian gần đây. Không còn dư địa cho vay, nhiều ngân hàng xoay xở đủ đường trong chiếc vòng chật hẹp. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu Bộ Tài chính dám dùng chính sách thuế để chống lạm phát chi phí đẩy, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể nới thêm room tín dụng năm nay.

“Nhiều ngân hàng đang cạn kiệt room tín dụng, nhưng vẫn chưa biết có được nới hay không. Vấn đề là, hiện lạm phát của Việt Nam là do chi phí đẩy (chủ yếu do nhập khẩu), do đó, muốn chống lạm phát chi phí đẩy thì phải giải pháp về thuế (giảm thuế để giảm lạm phát chi phí đẩy). Nếu không chống được lạm phát do chi phí đẩy, không dám sử dụng biện pháp về thuế, tài khóa để chống lạm phát, giảm nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào thì không thể nới room tín dụng” - TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, phân tích.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, hiện Việt Nam không có yếu tố lạm phát nội tại, không in thêm tiền, không phát hành tiền cho ngân sách chi tiêu. Khi giảm được lạm phát chi phí đẩy, chúng ta có cơ hội xem xét tăng trưởng trở lại một chút room tín dụng.

Dẫn số liệu tăng trưởng tín dụng của Mỹ bình quân trong vòng 3 năm vừa qua là 14%, TS. Nghĩa cho rằng, nếu tín dụng Mỹ tăng trưởng ở mức này thì tăng trưởng tín dụng Việt Nam năm nay ở mức 15-16% là có thể chấp nhận được.

Mặc dù vậy, TS. Nghĩa cũng rất thông cảm với sự thận trọng nới room của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Bởi chỉ khi lạm phát được kiểm soát vững chắc, việc nới room lên 15% hoặc 16% mới an toàn.

Trong khi đó, TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - cho rằng, "Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng. Không nên chờ đến quý IV, cuối năm khi tăng trưởng tín dụng và lạm phát "êm" rồi mới nới room tín dụng vì như vậy quá trễ so với nhu cầu phục hồi của nền kinh tế và của doanh nghiệp",

Trao đổi với Phóng viên Báo Lao Động, TS Nguyễn Tuấn Anh - nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội - cho biết: “Hiện dư địa tăng trưởng tín dụng còn khá lớn (4 tháng cuối năm còn khoảng 4,42%, tương đương gần 500.000 tỉ đồng). Tôi tin Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh room tín dụng cho các ngân hàng trong biên độ điều hành 14%. Việc điều chỉnh tuân thủ theo nguyên tắc tổ chức tín dụng nào có “thể chất” tốt hơn, tín dụng lành mạnh hơn, tham gia đóng góp nhiều hơn vào các mục tiêu chung của hệ thống và chủ trương của Chính phủ sẽ được ưu tiên nới room tín dụng”.

Cạn “room tín dụng” là câu chuyện nóng trong hệ thống ngân hàng. Trong vòng hơn 1,5 tháng qua, tín dụng ngành ngân hàng chỉ tăng 0,27%. Nhiều sếp lớn ngân hàng cho hay, đã cạn room tín dụng cho vay từ lâu. 

VPBank đã dùng hết room tín dụng được tạm cấp khi kết thúc quý II/2022. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư, Phó Tổng Giám đốc thường trực VPBank Lưu Thị Thảo chia sẻ, nhiều ngân hàng đã dùng hết room tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2022.

Bà Nguyễn Thị Hương - Phó Tổng Giám đốc ABBank - cho biết: “Hết tháng 6.2022, ABBank đã sử dụng 99% hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thông báo từ đầu năm. Vào giai đoạn cuối năm, chúng tôi đang kỳ vọng sẽ có được sự mở rộng room tín dụng cho ABBank, chúng tôi đã có công văn gửi NHNN nới room tín dụng cho ngân hàng”.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank, ngân hàng năm nay được tạm cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 10%, nhưng chỉ sau chưa đầy nửa năm, tăng trưởng thực tế đã đạt xấp xỉ mức trần này.

MBBank tăng trưởng riêng cho vay khách hàng đến cuối tháng 6 là 14,25%, xấp xỉ mức trần tín dụng 15% được NHNN cấp. Tại ACB, tăng trưởng cho vay khách hàng đạt trên 9,8% trong số 10%.

Xem thêm bài phân tích của các chuyên gia về chủ đề nới room tín dụng:

-  Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm nới room tín dụng, "bank" nào được gọi tên?         TẠI ĐÂY

- TS Cấn Văn Lực:  "Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ"      TẠI ĐÂY

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

"Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ"

Lan Hương |

"Không nới room tín dụng ngay thì cực kỳ khó giải ngân với gói hỗ trợ lãi suất. Nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng thì làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất", TS Cấn Văn Lực nói.

Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm nới room tín dụng, "bank" nào được gọi tên?

Lan Hương |

“Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng vào cuối quý III, IV, nhưng vẫn trong biên độ điều hành 14%. Việc nới room tín dụng chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ”, TS. Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, cho biết.

NHNN: "Ngân hàng từ chối cho vay không hẳn do hết room tín dụng!"

Lan Hương |

Tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 cao nhất trong 10 năm qua. “Thời gian qua, một số ngân hàng phản ánh hết “room” tín dụng là do các ngân hàng tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỉ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Ngân hàng Nhà nước đợi cuối năm mới nới room tín dụng là quá trễ"

Lan Hương |

"Không nới room tín dụng ngay thì cực kỳ khó giải ngân với gói hỗ trợ lãi suất. Nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng thì làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất", TS Cấn Văn Lực nói.

Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm nới room tín dụng, "bank" nào được gọi tên?

Lan Hương |

“Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng vào cuối quý III, IV, nhưng vẫn trong biên độ điều hành 14%. Việc nới room tín dụng chỉ nên ưu tiên cho các ngân hàng tập trung cho vay 5 lĩnh vực theo định hướng của Chính phủ”, TS. Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước, hiện là Phó Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, cho biết.

NHNN: "Ngân hàng từ chối cho vay không hẳn do hết room tín dụng!"

Lan Hương |

Tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 cao nhất trong 10 năm qua. “Thời gian qua, một số ngân hàng phản ánh hết “room” tín dụng là do các ngân hàng tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỉ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...”, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.