“Chia tay” với phế liệu nhập khẩu

Duy Nghĩa |

Nói chữ là “nhập khẩu phế liệu” thực ra là rước rác của thiên hạ vào nhà.

Quốc gia bán rác mừng vừa được tiền vừa đẩy được cái của nợ đi, sạch môi trường, khỏi tốn công dọn dẹp, mất mặt bằng tồn chứa. Lợi đơn lợi kép. Rác ngoại phải mua bằng ngoại tệ mạnh đã đành, đưa được hàng về còn phải nhọc nhằn bao thủ tục, cõng bao tốn phí khác. Đơn cử như mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu là 20 triệu đồng/hồ sơ. Trường hợp không có kho, bãi là 12 triệu đồng/hồ sơ (*).

Phế liệu phát sinh từ sản xuất - sinh hoạt trong nước ta đã nguy hại tới mức báo động, nhất là từ khi có các xí nghiệp FDI mở cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Vấn nạn đó được tiếp ứng bởi nguồn phế thải nhập khẩu ngày càng khủng, khiến lượng phế thải mấy năm gần đây tăng thần tốc, dồn môi trường tới chân tường... Rác ngoại tha lôi về bằng nhiều ngả, nhanh nhất là ập qua đường biên, và từ nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Canađa…

Việt Nam nay đã là một trong những nước nhập khẩu phế liệu nhiều nhất thế giới, đặc biệt sau khi Trung Quốc ngừng việc nhập khẩu phế liệu sau tiêu dùng thì không loại trừ nhiều lô hàng sẽ rẽ lối vào Việt Nam. Trong các quý đầu năm 2018, ta đã nhập từ Hoa Kỳ với 40 triệu pound nhựa tái chế trị giá 5,8 triệu đôla. Việc nước ta “bứt tốp” thành bãi rác số 1 của toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Gần đây tình hình trở nên bức bách khi hàng nghìn Container rác ngoại đang chất đống, chật cứng các cảng biển nhất là cảng Cát Lái, Sài Gòn. Trong số này chắc có nhiều lô hàng vô chủ, cảnh tượng thật là kinh hãi.

Tận dụng phế liệu cũng là tiết kiệm nguyên liệu, nhưng đó chỉ là nguyên vật liệu sẵn có trong nước và chỉ dùng trong một số khâu thứ yếu, chế tác sản phẩm phụ. Còn việc phải nhập khẩu phế liệu là việc cực chẳng đã trong thời thiếu thốn trăm bề, bị bao vây cấm vận tứ phía. Nay đã có chuỗi định chế thương mại tự do, nền sản xuất thời hội nhập phải vận hành bằng nguyên liệu xịn, có thương hiệu, xuất sứ minh bạch. Ngày nay, nhiều hàng nội địa đã không làm bằng sắt thép phế thải, nhựa tái chế, caosu tái sinh, đầu mẩu tận dụng… huống hồ là làm hàng xuất khẩu.

Cho nên, đến bây giờ vẫn bao biện rằng để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cần cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, là khiên cưỡng. Và đổ lỗi cho những sai phạm trong việc nhập khẩu phế liệu là do các tổ chức, cá nhân không chấp hành các quy định về môi trường là che đậy những bất cập từ cơ chế chính sách, thiếu tinh thần trách nhiệm từ cơ quan quản lý đến bộ phận thừa hành...

Cùng một lô hàng phế liệu nhập khẩu về chềnh ềnh trên bến cảng, cơ quan này gật gù bảo được phép, cơ quan nọ lắc đầu, trái phép, không phải là hiện tượng cá biệt và từng lặp lại. Từ suy nghĩ đó vẫn cho rằng cần sửa đổi bổ sung chính sách, tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu, là lỗi thời, mơn trớn. Như cung cách hiện thời, rồi đâu sẽ lại vào đấy.

Với thế và lực mới, đã đến lúc nên chia tay với tất cả các loại phế liệu nhập khẩu thực ra là đoạn tuyệt với nhập khẩu rác.

(*) Theo Thông tư số 62/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính

Duy Nghĩa
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn container phế liệu tồn đọng tại cảng biển: Vẫn chưa ai nhận trách nhiệm

KHÁNH HOÀ |

Tính đến tháng 6, tại các cảng biển TPHCM lưu giữ 3.220 container phế liệu chưa làm thủ tục hải quan, trong đó phần lớn thuộc diện hàng tồn đọng. 

Việt Nam “hứng đủ” hàng nghìn container phế liệu

KH |

Với hàng nghìn container bị tồn, một số cảng biển Việt Nam có nguy cơ thành “bãi rác phế liệu” của thế giới sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu 24 mặt hàng phế thải.

Hải quan hoả tốc “chặn” phế liệu đổ về Việt Nam

LA |

Trước tình trạng hàng chục nghìn container trong đó chủ yếu chứa hàng phế liệu bị “bỏ quên” tại các cảng biển, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi chi cục hải quan tất cả các tỉnh thành, địa phương yêu cầu siết việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng nghìn container phế liệu tồn đọng tại cảng biển: Vẫn chưa ai nhận trách nhiệm

KHÁNH HOÀ |

Tính đến tháng 6, tại các cảng biển TPHCM lưu giữ 3.220 container phế liệu chưa làm thủ tục hải quan, trong đó phần lớn thuộc diện hàng tồn đọng. 

Việt Nam “hứng đủ” hàng nghìn container phế liệu

KH |

Với hàng nghìn container bị tồn, một số cảng biển Việt Nam có nguy cơ thành “bãi rác phế liệu” của thế giới sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu 24 mặt hàng phế thải.

Hải quan hoả tốc “chặn” phế liệu đổ về Việt Nam

LA |

Trước tình trạng hàng chục nghìn container trong đó chủ yếu chứa hàng phế liệu bị “bỏ quên” tại các cảng biển, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hỏa tốc gửi chi cục hải quan tất cả các tỉnh thành, địa phương yêu cầu siết việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam.