Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Đức Mạnh |

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Hướng tới những trang trại năng lượng gió ngoài khơi

Quy hoạch điện VIII vừa được thông qua sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi. Theo lộ trình đến năm 2030, công suất điện gió trên bờ đạt 21.880 MW. Phát huy tối đa tiềm năng kĩ thuật điện gió ngoài khơi (khoảng 600.000 MW) để sản xuất điện và năng lượng mới.

Quy hoạch điện VIII nêu rõ việc phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác để sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo, sản xuất năng lượng mới phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Ước tính, công suất nguồn điện gió ngoài khơi để sản xuất năng lượng mới khoảng 15.000 MW đến năm 2035 và khoảng 240.000 MW đến năm 2050.

Khơi thông cơ chế giá

Trao đổi với Lao Động, ông Phan Công Tiến - chuyên gia năng lượng và thị trường điện - cho rằng, cần có chính sách cụ thể để phát triển điện gió mới có thể phát triển bền vững. Chính sách nên được xem xét từ nhiều khía cạnh, xuất phát từ luật tới các nghị định.

Về giá điện gió, ông Tiến đánh giá rất khó để đưa ra mức giá chuẩn xác. "Đưa ra mức giá cố định rất khó bởi cần qua đấu thầu, minh bạch và có số dư thì giá mới tiệm cận với thị trường. Do đó chính sách đấu thầu rất quan trọng" - ông nói.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia khác cũng chỉ ra các vấn đề lớn cần phải giải quyết và làm rõ về điện gió ngoài khơi. Trong đó bao gồm quy hoạch, cơ chế chính sách đầu tư xây dựng, quy định cấp phép, quy chuẩn tiêu chuẩn, quy định vận hành cơ chế giá điện và hợp đồng bán mua bán điện, quy định về vận hành hệ thống điện, hệ thống cảng biển phát triển chuỗi cung ứng…

Bên cạnh đó, TS Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Phát triển xanh - đánh giá các dự án điện gió được xây dựng, triển khai trong thời gian qua có công suất rất lớn. Tuy nhiên thực tế thống kê điện năng phát thực sự của các nguồn này tính ổn định không cao, phụ thuộc nhiều yếu tố. Điện gió phụ thuộc vào đặc thù từng khu vực mà dự án được xây dựng.

Hiện nay, năng lực phát điện của nguồn này giai đoạn tháng 4, tháng 5 chỉ đạt khoảng 10 - 20% công suất. "Nhìn vào đó có thể thấy, sản lượng cung ứng thực tế của các nguồn điện gió rất hạn chế và rất khó để dựa vào, đáp ứng nhu cầu tăng cao mùa nắng nóng" - ông Sơn cho hay.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp điện gió vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỉ.

Cao điểm nắng nóng, khả năng phát của điện gió là thấp nhất

Cường Ngô |

Dù công suất lắp đặt điện gió trên toàn quốc lên đến gần 4.000 MW nhưng thời gian qua, công suất thực tế phát lên lưới điện chỉ duy trì cao nhất 50%, tức chỉ 2.000 MW, thậm chí có những thời điểm phát gần như không đáng kể.

Áp dụng mức giá tạm thời với các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

EVN vừa có văn bản chỉ đạo Công ty Mua bán điện (EPTC) liên quan đến việc đàm phán giá điện với các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp.

Toàn cảnh đại án apatit khiến dàn nguyên lãnh đạo chủ chốt Lào Cai xộ khám

An Trịnh |

Vụ án sai phạm của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lilama (Công ty Lilama), Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) đã kéo theo hơn 10 bị can là nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Lào Cai và doanh nghiệp xộ khám.

Người lao động ở Đà Nẵng mưu sinh giữa trưa nắng gắt

Nguyễn Linh |

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ, các tỉnh miền Trung thời gian tới tiếp tục có nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 36-39 độ C. Tuy nhiên, người dân Đà Nẵng vẫn phải gồng mình mưu sinh để kiếm sống.

Vạch trần chiêu đi tắt đón đầu để chắc suất mua nhà ở xã hội

NHÓM PV |

Đối với công nhân, viên chức, người lao động nghèo căn nhà chính là mơ ước để họ có một mái ấm, an cư lạc nghiệp. Bởi nếu phải mua nhà ở với giá thị trường thì có lẽ cả đời tiết kiệm, gom góp cũng khó có thể hiện thực hóa ước mơ này. Do vậy, các dự án nhà ở xã hội luôn nhận được sự quan tâm của đa số người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người dân thậm chí có đủ tiền, đủ tiêu chuẩn để mua một suất mua nhà ở xã hội nhưng vẫn khó có cơ hội tiếp cận chính sách tốt đẹp này của Nhà nước.

"Hoàng tử thể dục dụng cụ" Đinh Phương Thành: Tôi không thấy mình đẹp trai

Nhóm PV |

Cafe chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với vận động viên Đinh Phương Thành khi anh vừa làm nên lịch sử đoạt Huy chương Vàng tại 5 kỳ SEA games liên tiếp. Đinh Phương Thành trò chuyện về chấn thương và những nỗi niềm phía sau vinh quang.

Dự báo diễn biến nắng nóng, bão và áp thấp nhiệt đới trong 3 tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023, có khoảng 5 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông.

Nhiều doanh nghiệp điện gió thua lỗ

Cường Ngô |

Các doanh nghiệp điện gió vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Số liệu cho thấy nhiều dự án điện gió lỗ nặng lên tới hàng trăm tỉ.

Cao điểm nắng nóng, khả năng phát của điện gió là thấp nhất

Cường Ngô |

Dù công suất lắp đặt điện gió trên toàn quốc lên đến gần 4.000 MW nhưng thời gian qua, công suất thực tế phát lên lưới điện chỉ duy trì cao nhất 50%, tức chỉ 2.000 MW, thậm chí có những thời điểm phát gần như không đáng kể.

Áp dụng mức giá tạm thời với các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

EVN vừa có văn bản chỉ đạo Công ty Mua bán điện (EPTC) liên quan đến việc đàm phán giá điện với các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp.