Xử lý nợ xấu sắp được “cởi trói”?

Anh Thư |

Nhiều năm nay, nợ xấu đang là vấn đề đau đầu của ngành ngân hàng. Cùng với đó là chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập. Tuy nhiên, những rào cản này sẽ được “cởi trói” trong thời gian tới.

Nhiều rào cản

Một báo cáo vừa được Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) công bố cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trong quý I/2017 có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Nhiều ngân hàng giảm nợ xấu nhưng cũng có những ngân hàng tăng nợ xấu, điều này phản ánh bức tranh phân hóa trong tiến trình xử lý nợ xấu cũng như khả năng quản trị chất lượng tài sản giữa các ngân hàng.

Theo đó, thống kê từ 10 ngân hàng bao gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB Bank, VIB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Kienlongbank, BacABank tính đến hết quý I/2017 cho thấy, tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của nhóm ngân hàng này đạt 50.695 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với thời điểm cuối năm ngoái.

Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 4, lần lượt là 13% và 18%, lên mức 15.749 tỷ đồng và 7.941 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tuy giảm nhẹ 0,1% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu (53%) với 27.005 tỷ đồng.

Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết hiện nay với 4,89%. Đứng thứ hai là Eximbank với khoảng 3%. BIDV là “ông lớn” duy nhất nằm trong top 3 có tỷ lệ nợ xấu cao với 2,14%, đồng thời cũng tăng so với con số 1,99% vào cuối năm 2016. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm trong quý I là Vietcombank, VIB và Kienlongbank.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 31.12.2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 2,46%, nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu có khả năng lên đến 8,86% tổng dư nợ.

Tính đến 31.12.2016, tổng dư nợ của các TCTD với nền kinh tế là 5.505.406 tỷ đồng. Như vậy với tỷ lệ 8,86% trên tổng dư nợ thì tổng nợ xấu thực tế có thể lên đến hơn 487 nghìn tỷ đồng.

Cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn bất cập, gây nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu; thị trường mua bán nợ chậm phát triển…

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, song VAMC còn thiếu nguồn lực và cơ chế, chính sách, quy định pháp lý phù hợp để xử lý nhanh nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.…

Việc xây dựng nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu, theo Chính phủ là để quy định cụ thể về các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng; nâng cao vai trò, năng lực của VAMC.

Có thể nợ xấu được mua theo giá thị trường?

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.2017, Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chính phủ chỉnh lý, hoàn thiện Nghị định về thẩm định giá khởi điểm của nợ xấu, tài sản bảo đảm nợ xấu, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 15.5.

Nghị định sẽ quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.

Trước đó, đầu tháng 3.2017, NHNN đã lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Theo Dự thảo Nghị định này, có 3 trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi VAMC tự đấu giá.

Thứ nhất là khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với TCTD bán nợ về giá khởi điểm. Thứ hai là khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường. Thứ ba là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Liên quan đến việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Dự thảo Nghị định quy định rõ: VAMC thông báo công khai về việc thuê doanh nghiệp thẩm định giá ít nhất năm (05) ngày làm việc trên Cổng thông tin điện tử của NHNN Việt Nam, Trang thông tin điện tử của VAMC để các doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký tham gia.

Bên cạnh đó, VAMC ban hành, thực hiện và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình xem xét, quyết định lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. 

Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hy vọng về việc xử lý nợ xấu

Vi An |

Vào tháng 5 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội luật mới hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Đây được xem là hy vọng lớn nhất của các ngân hàng trong thời gian tới đây.

Châu Á chìm sâu trong giá rét suốt 3 ngày Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất trong năm vào mùng 3 Tết Nguyên đán trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... cũng trải qua đợt giá rét kỷ lục.

Nghệ sĩ Trung Anh: Rất hiếm để có người thứ hai như NSND Trần Tiến

Hải Minh |

NSND Trần Tiến sinh năm 1937 tại Hà Nội. Ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1954 bằng những vai hề chèo.

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Thêm vụ xả súng hàng loạt khác ở California, 7 người chết

Thanh Hà |

Một vụ xả súng hàng loạt khác xảy ra ở bang California, Mỹ trong chiều 23.1 khiến 7 người chết. Đây là vụ xả súng thứ 2 ở California trong vòng 3 ngày.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Nhiều hy vọng về việc xử lý nợ xấu

Vi An |

Vào tháng 5 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội luật mới hỗ trợ tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Đây được xem là hy vọng lớn nhất của các ngân hàng trong thời gian tới đây.