Điện gió Khe Sanh đàm phán cơ cấu một phần cổ phần cùng nhà đầu tư ngoại

Phạm Kiệt |

Dự án điện gió Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đàm phán và có kế hoạch cơ cấu cổ phần cùng nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) để hợp tác quản lý vận hành nhằm tối ưu hiệu quả và tuổi thọ dự án.

CTCP Điện gió Khe Sanh vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị báo cáo Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về việc đang đàm phán và có kế hoạch cơ cấu một phần cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Đại diện công ty cho biết việc cơ cấu cổ phần này là để hợp tác quản lý vận hành nhằm tối ưu hiệu quả và tuổi thọ dự án.

Theo nhà đầu tư này, dự án điện gió là loại hình năng lượng với công nghệ cao và rất mới tại Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam chưa có các công ty vận hành có kinh nghiệm cũng như chưa có các thiết bị và công cụ để sửa chữa, bảo trì, thay thế hoặc xử lý khi có sự cố. Trong khi đó, các tuabin điện gió đều nằm trên trụ tháp rất cao nên việc vận hành, bảo trì, sửa chữa rất cần các thiết bị đặc biệt cùng các nhân sự cao cấp có kinh nghiệm đặc thù.

Bên cạnh đó, khí hậu Quảng Trị rất khắc nghiệt, hàng năm có những trận giông bão lớn tới cấp 10, cấp 12. Ngoài ra, khí hậu Việt Nam nói chung có độ ẩm cao khiến cho các thiết bị điện, bảng bo mạch, vật liệu của tuabin như cánh, hub, các vật liệu khác... rất dễ bị lão hoá, trục trặc; cần phải bảo trì, thay thế và sửa chữa liên tục sau 2 năm vận hành. Thực tế trong 2 năm vừa qua đã xảy ra 5 sự cố tuabin điện gió lớn trên cả nước, mỗi tuabin hàng trăm tỷ đồng nên khi xảy ra sự cố thì tổn thất là rất lớn, có thể dẫn đến phá sản cả dự án.

Theo tìm hiểu, tại một số nước phát triển có các dự án điện gió đã triển khai từ sớm những năm 2000, sau khi dự án phát điện, chủ đầu tư thường có xu hướng hợp tác với các Tập đoàn tài chính chuyên đầu tư tài chính và có kinh nghiệm, có nhân sự vận hành các tuabin điện gió lớn, các dự án quy mô lớn nhiều tuabin trên khắp thế giới. Nhờ quy mô lớn, họ vừa đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ đặc thù, vừa sở hữu đội ngũ kỹ sư và người lao động giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp để vận hành, bảo trì, sửa chữa nhằm tối ưu hiệu quả cho các dự án. Đa số các nhà đầu tư cơ cấu cổ phần các dự án năng lượng tái tạo thường là nhà đầu tư có cổ đông là các tổ chức tài chính lớn, đa quốc tịch và hay lựa chọn địa điểm đặt văn phòng tại Hong Kong (Trung Quốc) hoặc Singapore. Họ sở hữu hàng vài chục nhà máy điện gió, điện mặt trời ở khắp châu Á cũng như trên thế giới.

Chính vì vậy, Công ty Điện gió Khe Sanh khẳng định rằng mục tiêu cơ cấu cổ phần là để tận dụng tài chính giá rẻ (lãi suất vay vốn chỉ 2-3% năm), tận dụng kinh nghiệm vận hành, thế mạnh của các đối tác nước ngoài, từ đó tối ưu trong việc vận hành, sửa chữa, bảo trì, nhằm nâng cao sản lượng điện và đặc biệt kéo dài tuổi thọ cho tuabin. Việc này đồng nghĩa sẽ giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Công ty cho biết: Các đối tác nước ngoài khi được lựa chọn để hợp tác sẽ chỉ tham gia giám sát hoạt động chủ yếu từ xa thông qua hệ thống phần mềm online, và chỉ cử chuyên gia trong thời gian ngắn đến định kỳ hoặc bảo trì hoặc khi sự cố xảy ra liên quan đến vận hành nhà máy.

"Các hoạt động vận hành thường kỳ bao gồm các hoạt động mặt đất như bảo đảm giao thông, vận hành đường dây, trạm biến áp, bảo đảm an toàn móng tuabin, bảo đảm vệ sinh môi trường, thực hiện các nghĩa vụ như thuế và các nghĩa vụ khác với địa phương và các tổ chức… vẫn do phía CTCP điện gió Khe Sanh chịu trách nhiệm” - công ty này cho biết.

Đại diện chủ đầu tư cũng nhấn mạnh việc hợp tác với đối tác nước ngoài (chuyển nhượng bớt cổ phần) tại dự án điện gió Khe Sanh nhằm tối ưu hiệu quả dự án. Đồng thời giúp công ty cổ phần điện gió Khe Sanh có nguồn tài chính để phát triển các dự án năng lượng tái tạo khác với kế hoạch làm chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo lên tới 500 MW đến năm 2030, thực hiện hoá mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, công ty điện gió Khe Sanh vẫn đang trong quá trình đàm phán với 3 đối tác đến từ Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Bồ Đào Nha và vẫn đang ở giai đoạn vừa xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, vừa tiếp tục đàm phán, chưa chính thức chốt hợp đồng. Khi được các cấp có thẩm quyền chấp thuận và việc đàm phán có kết quả, công ty sẽ thông tin chính thức sau.

Phạm Kiệt
TIN LIÊN QUAN

Xin ý kiến việc bán dự án điện gió ở biên giới cho doanh nghiệp nước ngoài

HƯNG THƠ |

Tỉnh Quảng Trị đang xin ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc có được bán trên 50% cổ phần của Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 ở huyện miền núi giáp biên giới - cho nhà đầu tư nước ngoài hay không.

Hàng loạt tỉnh muốn làm điện gió, công suất gấp nhiều lần quy hoạch

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, 38 địa phương có tính toán điện gió trên bờ 17.310 MW, nhưng gửi danh mục công suất lên tới 55.631 MW (gấp 3,2 lần); 26 địa phương có thủy điện nhỏ, công suất tính toán 2.815 MW, nhưng đăng ký 5.056 MW (gấp 1,8 lần). Danh mục dự án nguồn điện tái tạo được các tỉnh đề nghị phát triển quá lớn với nhu cầu tại quy hoạch.

Một dự án điện gió ở Bạc Liêu tuyển 120 lao động trong nước

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Điện gió Bạc Liêu 3 tuyển lao động người việc nam làm việc từ tháng 12.2023 đến tháng 12.2024. Trung tâm dịch vụ việc làm Bạc Liêu đang tiếp nhận hồ sơ của người lao động.

Doanh nghiệp thấy mình trong 3 khâu đột phá Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra

Hiếu Anh |

Chia sẻ với Báo Lao Động, đại diện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết, những ngày qua, đơn vị theo dõi sát các thông tin về sự kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII. Đơn vị cho rằng, 3 khâu đột phá mà Đại hội lần này đề ra có nhiều nội dung trực tiếp liên quan đến khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhiều hoạt động hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tại Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp Công đoàn trong tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Hơn 500 điểm cầu tại Nghệ An theo dõi Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Quang Đại |

Sáng 2.12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam chính thức khai mạc. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc theo dõi trực tiếp Đại hội, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, công đoàn các cấp đã tổ chức trên 500 điểm cầu tập trung cho đoàn viên, công nhân lao động theo dõi.

Cần có chính sách khuyến khích xây dựng thêm nhà trẻ cho con công nhân

Phương Ngân |

TPHCM - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bước vào ngày làm việc thứ 2, nhiều người lao động cũng như cán bộ Công đoàn tại TPHCM đang hướng về Đại hội với những tâm tư, nguyện vọng về một tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, công nhân lao động.

Đắk Lắk tổ chức văn nghệ chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.

Xin ý kiến việc bán dự án điện gió ở biên giới cho doanh nghiệp nước ngoài

HƯNG THƠ |

Tỉnh Quảng Trị đang xin ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về việc có được bán trên 50% cổ phần của Nhà máy điện gió Amaccao Quảng Trị 1 ở huyện miền núi giáp biên giới - cho nhà đầu tư nước ngoài hay không.

Hàng loạt tỉnh muốn làm điện gió, công suất gấp nhiều lần quy hoạch

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, 38 địa phương có tính toán điện gió trên bờ 17.310 MW, nhưng gửi danh mục công suất lên tới 55.631 MW (gấp 3,2 lần); 26 địa phương có thủy điện nhỏ, công suất tính toán 2.815 MW, nhưng đăng ký 5.056 MW (gấp 1,8 lần). Danh mục dự án nguồn điện tái tạo được các tỉnh đề nghị phát triển quá lớn với nhu cầu tại quy hoạch.

Một dự án điện gió ở Bạc Liêu tuyển 120 lao động trong nước

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Điện gió Bạc Liêu 3 tuyển lao động người việc nam làm việc từ tháng 12.2023 đến tháng 12.2024. Trung tâm dịch vụ việc làm Bạc Liêu đang tiếp nhận hồ sơ của người lao động.