Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, lưỡng dụng

Vương Trần |

Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, quy hoạch sắp xếp các cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tại chỗ cho các lực lượng khi có tình huống xảy ra.

Tiếp theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều nay (8.11), Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Tờ trình số 428/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nêu rõ sự cần thiết ban hành luật từ cơ sở chính trị, cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.

Tờ trình của Chính phủ khẳng định, công nghiệp quốc phòng (CNQP), công nghiệp an ninh (CNAN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng được thể hiện trong các văn kiện chính trị như Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Kết luận số 25-TB/TW ngày 11.4.2017 của Bộ Chính trị…

Ngoài ra, để phù hợp với đặc thù CNQP, Bộ Chính trị đã ban hành các nghị quyết chuyên đề. Cùng với đó, định hướng về xây dựng và phát triển CNAN cũng đã được đề cập trong các văn bản chỉ đạo của đảng.

Về cơ sở pháp lý, đặt ra yêu cầu phải xây dựng luật để điều chỉnh những quy định về CNQP, CNAN và ĐVCN đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về cơ sở thực tiễn, tờ trình của Chính phủ nêu rõ, qua tổng kết thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng trên phạm vi toàn quốc cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay việc thực thi các pháp lệnh này đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập. Tương tự, kết quả tổng kết quá trình xây dựng và phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI tới nay cũng đã chỉ ra những nội dung hạn chế.

Mặt khác, từ thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm gần đây, dự báo chiến tranh trong tương lai và yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới cũng đặt ra những yêu cầu phải xây dựng luật.

Cụ thể, thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới những năm qua và dự báo trong tương lai cho thấy, ngoài chiến tranh truyền thống còn xuất hiện chiến tranh phi quy ước, chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh thông tin; tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chịu sự tác động mạnh của xung đột quân sự Nga - Ukraina.

Chi tiêu quốc phòng toàn cầu tăng cao nhất trong lịch sử, nhiều loại vũ khí mới ra đời, trong đó vũ khí công nghệ cao, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng, tấn công an ninh mạng được sử dụng là chủ yếu; đồng thời, phương thức, quy mô, phạm vi, không gian, thời gian, môi trường, lực lượng và thủ đoạn tác chiến... để tiến hành chiến tranh rất đa dạng.

Tình hình an ninh phi truyền thống, tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao và những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng gia tăng... các thế lực thù địch triệt để sử dụng môi trường không gian mạng để tiến hành các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia, tuyên truyền chống chế độ, kích động biểu tình, bạo loạn, thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” đối với nước ta…

Trước tình hình đó đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh (CNQP, AN) tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, quy hoạch sắp xếp các cơ sở CNQP, AN phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược, đáp ứng yêu cầu đảm bảo tại chỗ cho các lực lượng khi có tình huống xảy ra; thực hiện ĐVCN rộng khắp để chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, đẩy lùi và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Theo đó, dự thảo Luật CNQP, AN và ĐVCN gồm 7 chương, 73 điều, gồm: Những quy định chung; CNQP, AN; Chuẩn bị thực hành ĐVCN; Chế độ chính sách trong CNQP, AN và ĐVCN; Hợp tác quốc tế CNQP, AN; Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNQP, AN và ĐVCN; Điều khoản thi hành.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Công đoàn Tổng cục Công nghiệp quốc phòng vững mạnh và hiện đại

QUÁCH DU |

Trong 2 ngày (30 và 31.5), tại Nhà máy Z111 (ở xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Công đoàn Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã long trọng tổ chức đại hội lần thứ IX (giai đoạn 2023-2028).

Tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong khu vực; mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hi vọng hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có công nghiệp quốc phòng.

ChatGPT và tầm ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng

Anh Vũ |

Hai tháng sau khi ra mắt vào tháng 11.2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng đạt 100 triệu người dùng hoạt động nhanh nhất và nó cũng đã bắt đầu có tác động rõ rệt trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có quốc phòng.

Bản tin công đoàn: Thay đổi bảng lương của cán bộ, công chức năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Số lượng lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần cao; Nhân lực chất lượng cao được săn đón; Xem xét lương cho người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương; Bảng lương mới 2024 của cán bộ, công chức thay đổi như thế nào so với lương hiện hưởng?

Chứng khoán có cơ hội hình thành nhịp tăng mới với thanh khoản cải thiện

Gia Miêu |

Mức tăng điểm rất ấn tượng của thị trường chứng khoán đi kèm với sự hỗ trợ của thanh khoản, chính thức xác nhận xu hướng tăng điểm.

Người dân ngán ngẩm khi vỉa hè Hà Nội đào lên nhưng chưa lát lại

Khánh Linh |

Đến hẹn lại lên, khung cảnh nhộn nhịp thay đá lát vỉa hè vào cuối năm lại tiếp tục tái diễn. Thế nhưng, trên nhiều tuyến phố, vỉa hè đào lên vẫn chưa được lát lại khiến người dân ngán ngẩm.

Hiện trạng công viên được Hà Nội gia hạn thời gian hoàn thành

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau gần 5 năm đưa vào sử dụng, đến nay, nhiều hạng mục của Công viên hồ điều hòa Mai Dịch đã xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe của người dân cũng như mỹ quan đô thị.

Những câu chuyện buồn về hôn nhân cận huyết ở Tây Bắc

Nhóm phóng viên |

Nghỉ học cấp 2 để cưới nhau; lấy vợ, lấy chồng trong dòng họ nhằm giữ quan hệ dòng máu; mang thai trong lứa tuổi vị thành niên... những câu chuyện buồn vẫn xảy ra ở một số bản làng Tây Bắc - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng Công đoàn Tổng cục Công nghiệp quốc phòng vững mạnh và hiện đại

QUÁCH DU |

Trong 2 ngày (30 và 31.5), tại Nhà máy Z111 (ở xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Công đoàn Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã long trọng tổ chức đại hội lần thứ IX (giai đoạn 2023-2028).

Tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Hàn Quốc coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong khu vực; mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hi vọng hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, trong đó có công nghiệp quốc phòng.

ChatGPT và tầm ảnh hưởng tới ngành công nghiệp quốc phòng

Anh Vũ |

Hai tháng sau khi ra mắt vào tháng 11.2022, ChatGPT đã trở thành ứng dụng tiêu dùng đạt 100 triệu người dùng hoạt động nhanh nhất và nó cũng đã bắt đầu có tác động rõ rệt trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có quốc phòng.