Xây dựng Đề án tổng thể phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

ANH THƯ |

Ngày 3.1, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán Ailen tổ chức Hội thảo Quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển (98,4% xã có đường đến trung tâm, 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2017, ở các huyện nghèo còn dưới 40%, ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm.

Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của đồng bào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế)...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục.

Đó là hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo; nguồn lực thực hiện còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; chưa khuyến khích được đồng bào tự vươn lên thoát nghèo.

Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực; chưa phát huy tốt vai trò giám sát của hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh đó, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa bàn còn rất khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân trong khu vực; tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước....

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đưa vào chương trình công tác năm 2019, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trao đổi, thảo luận, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về hệ thống chính sách dân tộc thời gian qua (giai đoạn 2016-2018); phân tích đúng thực trạng đời sống, thu nhập, sinh kế và mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế… của đồng bào dân tộc thiểu số; đóng góp nhiều ý tưởng, gợi mở những định hướng cho việc xây dựng một hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Chú trọng giải quyết đầu ra cho sinh viên dân tộc miền núi sau tốt nghiệp

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 18.12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ở Yên Bái, nhiều đại biểu đến từ các địa phương bày tỏ mong muốn các trường PTDTNT thực sự trở thành “vườn ươm” chứ không phải nơi thực hiện chế độ chính sách.

Chính sách bảo hiểm tiền gửi đến với cộng đồng người dân tộc thiểu số

P.V |

Việc tuyên truyền hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giúp người dân hiểu và nâng cao niềm tin vào hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cần có nghị quyết về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN |

Nhìn nhận thực tế đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều khó khăn, nhiều ĐBQH cho rằng rất cần một nghị quyết căn cơ về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, và không nên tiếp tục hỗ trợ theo kiểu... cho không.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chú trọng giải quyết đầu ra cho sinh viên dân tộc miền núi sau tốt nghiệp

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 18.12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) ở Yên Bái, nhiều đại biểu đến từ các địa phương bày tỏ mong muốn các trường PTDTNT thực sự trở thành “vườn ươm” chứ không phải nơi thực hiện chế độ chính sách.

Chính sách bảo hiểm tiền gửi đến với cộng đồng người dân tộc thiểu số

P.V |

Việc tuyên truyền hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) giúp người dân hiểu và nâng cao niềm tin vào hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cần có nghị quyết về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

XUÂN HÙNG - CAO NGUYÊN |

Nhìn nhận thực tế đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều khó khăn, nhiều ĐBQH cho rằng rất cần một nghị quyết căn cơ về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, và không nên tiếp tục hỗ trợ theo kiểu... cho không.