Việt Nam tăng bậc, xếp thứ 55 toàn cầu về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, chuyển đổi số quốc gia được triển khai một cách sâu rộng, thực chất, chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu, tăng 7 bậc so với năm 2021.

Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu

Ngày 3.1, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; tình hình và kết quả kinh tế - xã hội năm 2022; phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương.

Một trong nhiều kết quả nổi bật được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhắc tới đó là: Chuyển đổi số quốc gia được triển khai một cách sâu rộng, thực chất; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, đặc biệt là thúc đẩy triển khai Đề án 06 trên toàn quốc.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử được triển khai sâu rộng ở các cấp, ngành, địa phương. Cổng Dịch vụ công quốc gia và các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được nâng cấp, phát triển.

Đến nay, đã cấp gần 77 triệu căn cước công dân gắp chíp điện tử cho công dân; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động. Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu (tăng 7 bậc so với với năm 2021).

Tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua

Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

Tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,15%; tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Chính phủ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch; có trên 102 triệu lượt khách trong nước và 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới được phát triển, thương mại điện tử tăng gần 20% so với cùng kỳ...

Chính phủ đã rà soát, chấn chỉnh, có giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn ODA, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng.

Tập trung chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tháo gỡ vướng mắc cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

Cơ bản giữ ổn định mặt bằng giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Chính phủ tập trung hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Tập trung triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả; nâng cao năng lực điều trị, giảm tối đa các ca bệnh chuyển nặng và tử vong; kịp thời điều chỉnh các biện pháp quản lý, phòng, chống dịch cho phù hợp thực tế.

Chính phủ đã ban hành 23 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan, đã cắt giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương, 8 cục, 145 vụ/ban (thuộc bộ và tổng cục); giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đã nói là làm, cam kết phải thực hiện, thực hiện phải có kết quả

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả". Tinh thần đã nói là làm; đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả.

Quyền lợi từ mã QR trên căn cước công dân, bằng lái xe khi quét mã

HƯƠNG SƠN |

Bạn đọc Thanh Sơn hỏi: Hiện nay, bằng lái xe, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp có mã QR. Vậy, người dân được hưởng những quyền lợi gì từ mã QR trên thẻ?

Từ 1.1.2023, không đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt?

HUYÊN NGUYỄN |

Từ ngày 1.1.2023, sổ hộ khẩu sẽ bãi bỏ, không còn hiệu lực. Điều này dẫn đến không ít người dân thắc mắc, lo lắng việc chưa đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt hay không. Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TPHCM, đã có những lý giải về vấn đề trên.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

Đã nói là làm, cam kết phải thực hiện, thực hiện phải có kết quả

Vương Trần |

Thủ tướng nhấn mạnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 với phương châm: "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; chủ động, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả". Tinh thần đã nói là làm; đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả.

Quyền lợi từ mã QR trên căn cước công dân, bằng lái xe khi quét mã

HƯƠNG SƠN |

Bạn đọc Thanh Sơn hỏi: Hiện nay, bằng lái xe, thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp có mã QR. Vậy, người dân được hưởng những quyền lợi gì từ mã QR trên thẻ?

Từ 1.1.2023, không đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt?

HUYÊN NGUYỄN |

Từ ngày 1.1.2023, sổ hộ khẩu sẽ bãi bỏ, không còn hiệu lực. Điều này dẫn đến không ít người dân thắc mắc, lo lắng việc chưa đổi sang căn cước công dân gắn chip có bị xử phạt hay không. Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TPHCM, đã có những lý giải về vấn đề trên.