Việc điều hành, quản lý nhiều nơi còn thiếu kiên quyết, tùy tiện

XUÂN HẢI thực hiện |

Đó là ý kiến của nguyên Ủy viên Trung ương Đảng - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão (ảnh) khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về nguyên nhân dẫn đến bộ máy nhà nước cồng kềnh hiện nay. Vấn đề này sẽ được Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, thảo luận cho ý kiến về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Ông Vũ Mão cho biết:

 
 

- Bộ máy cồng kềnh là do trong lãnh đạo, điều hành, quản lý của chúng ta ở nhiều nơi không kiên quyết, thậm chí tùy tiện. Tôi ví dụ, ở các cơ quan trung ương hay có tình trạng phong “hàm vụ trưởng”, “hàm vụ phó”, “hàm trưởng phòng”. Đây là việc làm để chiều lòng nhau. Do đó, trước thực trạng bộ máy nhà nước đang cồng kềnh hiện nay thì việc nghiên cứu, sắp xếp lại bộ máy cho gọn nhẹ hơn, tinh giản biên chế đi là điều rất cần thiết.

Việc Quảng Ninh đang áp dụng đề án đổi mới thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế, nhất thể hóa chức danh của một số cơ quan Đảng có nhiệm vụ tương đồng với cơ quan của chính quyền, tôi nghĩ rằng đó là việc làm mạnh dạn và đổi mới. Tôi rất hoan nghênh và khích lệ việc làm thí điểm này. Rõ ràng chúng ta cần sáp nhập một số phòng, ban của Đảng và chính quyền có các chức năng tương đối giống nhau để tinh giản biên chế, sắp xếp bộ máy gọn lại. Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra của Huyện ủy kiêm luôn Thanh tra huyện rất là cần thiết. Hay như Tổ chức với Nội vụ... Điều này vừa thu gọn lại đầu mối phòng ban, tinh giản biên chế mà hiệu quả lại cao hơn.

Việc Quảng Ninh đang thí điểm nhất thể hóa các chức danh của một số phòng ban của Đảng với chính quyền theo tôi đây là một trong những ý tưởng, sáng kiến tốt, một trong những hướng đi để chúng ta nghiên cứu, hoàn chỉnh sáp nhập phòng, ban để tinh gọn bộ máy nhà nước. Và phải nghiên cứu kỹ về vấn đề này để thực hiện nhất thể hóa từ Trung ương tới địa phương. Vấn đề này, chúng ta phải tổng kết lại những cái đã có ở tầm cơ sở, tầm vi mô để chúng ta nghiên cứu ở tầm vĩ mô để làm sao thành một hệ thống chính trị, thành một sự đồng bộ từ trên xuống dưới.

Liên quan đến việc nhằm tinh gọn bộ máy, biên chế, có ý kiến cho rằng nên sáp nhập Ban Đối ngoại Trung ương với Bộ Ngoại giao và nên xóa bỏ 3 ban gồm Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi nghĩ cái đó cần phải nghiên cứu. Tôi nghĩ xu hướng bỏ 3 Ban Chỉ đạo trên đi là hợp lý. Vì chúng ta đã có cả hệ thống Đảng và chính quyền từ Trung ương đến địa phương, thêm vào đó vai trò của 3 ban này chỉ là trung gian nên việc giữ 3 Ban Chỉ đạo hiện giờ sẽ là không cần thiết nữa.

Một vấn đề nữa tôi cho là cần phải nghiên cứu, đó là hiện nay chúng ta đang duy trì 2 Đảng ủy khối gồm Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương, theo tôi giờ không cần thiết duy trì hai cơ quan này nữa. Lĩnh vực của hai cơ quan này nên đưa về Ban Tổ chức Trung ương phụ trách. Vì chức năng cuối cùng vẫn là vấn đề nhân sự, con người, củng cố Đảng. Việc này thuộc chức năng nhiệm vụ của Ban Tổ chức Trung ương rồi.

Vấn đề tinh giản biên chế đã được thực hiện thời gian qua, nhưng vấn đề khiến dư luận cho rằng, việc tinh giản biên chế vẫn ở diện hô hào, thậm chí bộ máy vẫn phình ra. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân?

- Tôi cho rằng đó là do trong lãnh đạo, điều hành, quản lý của chúng ta không kiên quyết, thậm chí tùy tiện. Tôi ví dụ, ở các cơ quan trung ương hay có tình trạng phong “hàm vụ trưởng”, “hàm vụ phó”, “hàm trưởng phòng”. Trước đây làm gì có chuyện phong hàm như vậy. Đây là việc làm để chiều lòng nhau.

Thời kỳ giữ cương vị Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tôi đã kiên quyết không đồng tình việc phong “hàm vụ trưởng”. Bên cạnh đó, việc sáp nhập Bộ vừa qua cũng có nhiều chỗ chưa hợp lý. Việc sáp nhập chưa nghiên cứu kỹ và chưa nghiên cứu sâu chức năng nhiệm vụ cho nên lúc đầu nhập lại không có tổng cục. Nhưng sau vài năm sau lại mở ra rất nhiều Tổng cục. Bộ NNPTNT bây giờ thêm Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Công Thương mới thành lập Tổng cục Quản lý thị trường.

Vậy theo ông, cần có những giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng này?

- Theo tôi, vấn đề này Trung ương phải bàn bạc kỹ để thống nhất và đưa ra những quyết sách tốt nhất để cả nước thực hiện. Bên cạnh đó, về phía Quốc hội, Chính phủ cần phải phải hoàn thiện các văn bản pháp luật về vấn đề này.

Ví dụ như bổ sung quy định vào Luật Tổ chức Chính phủ để nêu rõ bộ nào có tổng cục, bộ nào không được phép thành lập để tránh việc báo cáo thành tích là thu gọn được bớt đầu mối vụ, cục nhưng làm phình ra dưới dạng tổng cục, vì thành lập tổng cục lại phát sinh nhiều vụ, cục rồi thêm biên chế. Như vậy việc thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế vẫn chỉ hô hào suông. Bên cạnh đó, luật phải quy định rõ không được phong “hàm vụ trưởng”, “hàm vụ phó” nữa.

Xin cảm ơn ông!

XUÂN HẢI thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Những người lính canh giữ mùa xuân biển cả

Tạ Quang |

Kiên Giang - Trong những ngày Tết, khi người dân được vui vầy sum họp bên gia đình thì những cán bộ, chiến sĩ, tàu cảnh sát biển 9003, Hải đội 401-Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4, lại lên đường làm nhiệm vụ trực Tết trên biển, vì nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Người Việt chi hàng trăm triệu đồng nuôi mèo quý tộc

ANH HUY |

Mặc dù có giá lên tới hàng trăm triệu đồng song những con mèo quý tộc có nguồn gốc từ Châu Âu vẫn được giới sành chơi Việt săn đón, đặc biệt là trong năm Quý Mão 2023.

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…