Thủ tướng nêu 6 định hướng đối phó 6 cơn gió ngược tại WEF

Khánh Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 6 định hướng quan trọng để đối phó với 6 “cơn gió ngược” đang cản trở sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và Việt Nam tại Hội nghị WEF Thiên Tân ở Trung Quốc.

Sáng 27.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới các nhà tiên phong tại Thiên Tân, Trung Quốc (Hội nghị WEF Thiên Tân); tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận với chủ đề “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định sẽ thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc hướng tới phát triển chất lượng cao, ổn định, bền vững trong dài hạn; cam kết tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác và tạo cơ hội cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư.

Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, thế giới nên “trân trọng sự cởi mở và hợp tác sau khi trải qua những trục trặc trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế”; trao đổi “chân thành và hiệu quả” là cần thiết để tăng cường hiểu biết và giảm xung đột; hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu bao gồm quản trị y tế công cộng, biến đổi khí hậu, nợ gia tăng và tăng trưởng chậm…

6 “cơn gió ngược”

Phiên thảo luận đầu tiên của Hội nghị WEF Thiên Tân diễn ra dưới sự điều hành của Chủ tịch WEF Borge Brende. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao WEF đã lựa chọn thành phố Thiên Tân, Trung Quốc là địa điểm tổ chức hội nghị, cho thấy vai trò quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong điều kiện nhiều khó khăn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh” trong khuôn khổ Hội nghị của WEF ở Trung Quốc. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh” trong khuôn khổ Hội nghị của WEF Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng đã nhấn mạnh 6 “cơn gió ngược” đang cản trở sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và Việt Nam.

Một là suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Hai là hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới và các nước còn kéo dài.

Ba là cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ.

Bốn là các cuộc xung đột, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraina đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu.

Năm là các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất và có khả năng hạn chế trong thích ứng và sức chống chịu trước những cú sốc từ bên ngoài.

Sáu là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

6 định hướng

Để đương đầu với các “cơn gió ngược”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cách tiếp cận và 6 định hướng quan trọng.

Về cách tiếp cận, Thủ tướng cho rằng, đây là những vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến người dân nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu các định hướng và . Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 6 định hướng đối phó "các cơn gió ngược". Ảnh: TTXVN

Về các định hướng, Thủ tướng nhấn mạnh:

Thứ nhất, cần tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; đặt người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, là nguồn lực, vừa là động lực cho phát triển.

Thứ hai, cần tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo ra dòng vốn, thị trường, sản phẩm. Theo đó, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế, các nước lớn cần có chính sách khơi thông nguồn lực, kích hoạt các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt ưu tiên các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Thứ ba, có giải pháp phù hợp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư, giảm giá năng lượng, lương thực.

Thứ tư, không chính trị hóa các quan hệ kinh tế, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự phát triển của toàn cầu.

Thứ năm, sớm tìm giải pháp giải quyết các cuộc xung đột.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác công - tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kinh nghiệm của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của Việt Nam trong quá trình chống dịch và phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tiếp tục tập trung triển khai ba đột phá chiến lược về hạ tầng - thể chế - nhân lực; quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là không hi sinh công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp quốc tế, trong nước, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng đề nghị các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có WEF và các thành viên của WEF tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản trị hiện đại, giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như đã đề ra.

Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của Việt Nam trong quá trình chống dịch và phục hồi. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ với các nhận định và định hướng mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra, Chủ tịch WEF Borge Brende đã chúc mừng và cho biết, cộng đồng quốc tế biết đến Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực, đang phát triển hết sức năng động và hội tụ nhiều tiềm năng để đóng góp ngày càng tốt cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hội nghị WEF Thiên Tân là sự kiện quan trọng hàng đầu, có quy mô lớn thứ hai của WEF sau Hội nghị thường niên tại Davos. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp thủ tướng/bộ trưởng 21 quốc gia, lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu.

Việt Nam là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc

Khánh Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Thủ tướng dự phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF

Song Minh |

Chiều 26.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc

Song Minh (Theo TTXVN) |

Sáng 26.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc.

Trớ trêu xưng hô khi Hàn Quốc bỏ tuổi mụ: "Tôi 50 tuổi nhưng sắp 48 tuổi"

Quý An (theo WSJ) |

Mọi người ở Hàn Quốc sắp "trẻ" hơn 1-2 tuổi khi áp dụng cách tính tuổi mới.

Xôn xao đề Văn tốt nghiệp THPT giống đề thi thử ở Nghệ An, Bộ GDĐT lên tiếng

Nhóm PV |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã lên tiếng trước thông tin cho rằng, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn giống đề thi thử ở Nghệ An.

Hợp tác xã Thành Công biến trạm biến áp thành bãi tập kết rác

THIỆN NHÂN - THUỲ DƯƠNG |

Không khí ô nhiễm, đặc quánh mùi hôi thối là tình cảnh hàng loạt hộ dân sinh sống gần khu vực dự án xây dựng trạm biến áp 220/110kV Thanh Xuân, nằm trong quy hoạch khu đô thị mới Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm) phải chịu đựng nhiều năm trở lại đây. Tình trạng ô nhiễm này diễn ra khi nhiều năm nay, trạm biến áp trở thành bãi tập kết rác của hợp tác xã Thành Công.

Cục Đường bộ cũng phải “kêu khổ” về con đường qua cổng cơ quan

Hiếu Anh |

Cục Đường bộ Việt Nam nhiều lần phải gửi văn bản đến các cơ quan của Hà Nội nhằm xử lý con đường “đau khổ” chạy qua trụ sở. Nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Công ty Haprosimex đã trả hết số tiền nợ BHXH của người lao động

Hà Anh |

Ngày 28.6, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (số 22, phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tiếp tục trả khoản nợ bảo hiểm xã hội của người lao động mà công ty nợ từ tháng 7.2011 đến nay.

Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc

Khánh Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Thủ tướng dự phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF

Song Minh |

Chiều 26.6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc

Song Minh (Theo TTXVN) |

Sáng 26.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì lễ đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Trung Quốc.