Thủ tướng Chính phủ: Không để chính sách tiền tệ và tài khoá xung đột nhau

Cường Ngô |

Nói về việc triển khai các chính sách phục hồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, sẽ sử dụng công cụ về tiền tệ và tài khóa. Chính sách tiền tệ tài khóa gắn chặt với nhau, thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau, không để xung đột, mâu thuẫn, Thủ tướng nhấn mạnh.

Sáng 6.12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 thường niên lần thứ 3 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và đồng chủ trì diễn đàn.

Không chủ quan với dịch bệnh, nhưng cũng không sợ hãi, mất bình tĩnh

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, thời điểm hiện tại, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Chính vì vậy, chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Song, cũng không nên sợ hãi, mất bình tĩnh.

"Việt Nam đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. "Đương đầu" với đại dịch, chúng ta lựa chọn cách tiếp cận toàn dân, lấy dân làm chủ thể để phòng chống đại dịch. Bởi không có người dân nào an toàn nếu có người mắc COVID-19. Do vậy, chiến thắng đại dịch là chiến thắng của nhân dân", Thủ tướng Chính phủ nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Ảnh: BKTTW
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Ảnh: BKTTW

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, có 3 trụ cột chính trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đó là cách ly, giải toả; tập trung xét nghiệm và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Trong đó, cách ly phải nhanh nhất, hẹp nhất, giải toả phải tốt nhất, các biện pháp điều trị áp dụng theo công thức "5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân".

Theo Thủ tướng, thời điểm trước đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, Việt Nam chưa có nhiều vaccine và thuốc chữa bệnh, nên buộc phải áp dụng các biện pháp, mệnh lệnh hành chính khắt khe. Kết quả khiến tăng trưởng kinh tế quý 3.2021 âm 6,17%.

Nhưng bây giờ, khi thay đổi các biện pháp phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang thích ứng an toàn, hiệu quả, linh hoạt với dịch bệnh thì tình hình kinh tế - xã hội đã ổn định trở lại, đời sống nhân dân được cải thiện, xuất nhập khẩu ở mức cao, xuất siêu trở lại, niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và bạn bè quốc tế được giữ vững và củng cố.

"Qua thách thức, khó khăn, chúng ta thấy được bản lĩnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam rất cao", Thủ tướng khẳng định.

Chính sách tài khoá và tiền tệ phải song hành với nhau

Về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết sẽ tập trung một số nội dung quan trọng: Các vấn đề y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tập trung hạ tầng chiến lược (trong đó có hạ tầng chuyển đổi số).

Triển khai gói phục hồi, theo Thủ tướng, sẽ sử dụng công cụ về tiền tệ và tài khóa. Chính sách tiền tệ tài khóa gắn chặt với nhau, thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau, không để xung đột, mâu thuẫn, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về an sinh xã hội, người đứng đầu Chính phủ cho biết sẽ tập trung vào trụ cột chính: Giảm thiểu khắc phục phòng ngừa rủi ro để người lao động thu nhập, cuộc sống ổn định.

"Hai chương trình đang tiếp tục hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền. Cả hai đều sẽ được thực hiện gắn chặt với nhau, có sự lan tỏa. Việc hồi phục hay phát triển thì nội lực vẫn là cơ bản, lâu dài, còn ngoại lực là hỗ trợ, tạo đột phá", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Để phục hồi kinh tế, Thủ tướng cho rằng phát triển nội lực là cơ bản, chiến lược, còn ngoại lực là quan trọng, đột phá. Nội lực dựa trên những trụ cột chính là con người, thiên nhiên và văn hoá lịch sử, tính tự lực, tự cường, đoàn kết dân tộc; nhưng không thể thiếu được sự giúp đỡ của quốc tế.

Cũng theo Thủ tướng, trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta cần tầm nhìn, hành động, cách làm đặc biệt. Tình hình nào thì quan điểm mục tiêu giải pháp đi theo tương ứng. Trước những diễn biến phức tạp thì cần có những nhiệm vụ giải pháp linh hoạt, thích ứng tình hình.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị.

"Không hy sinh an sinh xã hội, không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần. Nhất quán kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Vì mục tiêu hợp tác hòa bình phát triển, tích cực hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Những gì điểm nóng nổi lên là chúng ta phải cùng nhau xử lý", Thủ tướng nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Quốc hội: "Chính sách hỗ trợ cần đúng và trúng"

Cường Ngô |

Diễn đàn Kinh tế 2021 bàn về phục hồi và phát triển bền vững diễn ra ngày 5.12 khép lại với phần phát biểu kết luận đáng chú ý của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Người đứng đầu Quốc hội khẳng định "trước tác động của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, việc thực hiện gói hỗ trợ là cần thiết".

Thủ tướng chia buồn thân nhân các gia đình có người bị nạn do mưa lũ

Vương Trần |

Thủ tướng chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do mưa lũ; chia sẻ với những khó khăn, vất vả, mất mát mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố đã trải qua trong những ngày qua.

Hiến kế, tìm dư địa mới để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững

Cường Ngô |

Chủ trì và phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, những đề xuất về giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Diễn đàn lần này nằm ngoài khung khổ chính sách mà Quốc hội đã quyết định, cho phép chúng ta tìm kiếm một không gian, một dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển bền vững.

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Chủ tịch Quốc hội: "Chính sách hỗ trợ cần đúng và trúng"

Cường Ngô |

Diễn đàn Kinh tế 2021 bàn về phục hồi và phát triển bền vững diễn ra ngày 5.12 khép lại với phần phát biểu kết luận đáng chú ý của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Người đứng đầu Quốc hội khẳng định "trước tác động của đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, việc thực hiện gói hỗ trợ là cần thiết".

Thủ tướng chia buồn thân nhân các gia đình có người bị nạn do mưa lũ

Vương Trần |

Thủ tướng chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do mưa lũ; chia sẻ với những khó khăn, vất vả, mất mát mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố đã trải qua trong những ngày qua.

Hiến kế, tìm dư địa mới để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững

Cường Ngô |

Chủ trì và phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, những đề xuất về giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Diễn đàn lần này nằm ngoài khung khổ chính sách mà Quốc hội đã quyết định, cho phép chúng ta tìm kiếm một không gian, một dư địa mới để đẩy nhanh tiến độ phục hồi và phát triển bền vững.