Tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

PHẠM ĐÔNG |

"Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa những quy định để tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói và nhấn mạnh, việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp vào nội dung dự thảo luật phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất.

Chiều 28.3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo luật.

Theo TTXVN, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, qua đó, phát huy đầy đủ trí tuệ của nhân dân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

Công tác tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, khoa học, thực chất. Đến nay, cơ quan soạn thảo đã tổng hợp, tiếp thu các nhóm ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, dự kiến trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo tổng hợp, thống kê số lượng ý kiến đóng góp, những nhóm vấn đề nổi bật các bộ, ngành, địa phương, nhân dân quan tâm; qua đó, cũng xem xét việc tổ chức, cách thức tổng hợp ý kiến góp.

“Ngoài việc thể chế một số chủ trương, chính sách mới, phải tập trung tháo gỡ những vấn đề của Luật Đất đai 2013 cũng như khắc phục tình trạng giao thoa, chồng chéo, xung đột với các luật khác. Lưu ý Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa những quy định để tạo động lực khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai”, Phó Thủ tướng nêu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh, việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp vào nội dung dự thảo luật phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các luật có liên quan, tránh tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị chuyên môn để “tham chiếu” vào từng điều, mục cụ thể trong dự thảo luật, bao quát đặc thù của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu một số ý kiến được nêu tại cuộc họp như: Quy định phân loại đất công, đất an ninh - quốc phòng kèm theo cơ chế, chính sách phù hợp để đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Nghiên cứu chính sách tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài nhằm huy động, thu hút các nhà đầu tư mà không ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng, bảo đảm bình đẳng cho doanh nghiệp; cơ chế cho thuê đất, trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần; đánh giá tác động của các quy định mới trong dự thảo luật…

Cơ quan soạn thảo tập trung lắng nghe, xác định vấn đề chưa được tiếp thu đầy đủ theo đúng tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng như đòi hỏi của thực tiễn; vướng mắc, bất cập, tồn tại chưa được tháo gỡ, khắc phục đầy đủ.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có phương án sửa đổi, bổ sung đồng bộ, thống nhất các luật, văn bản pháp lý có liên quan đến dự thảo luật.

Theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, dự thảo luật hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân có 16 chương, 242 điều, trong đó bổ sung mới 17 điều, bỏ 11 điều và tăng 1 mục so với dự thảo xin ý kiến nhân dân.

Một số nội dung lớn được nhiều ý kiến góp ý tập trung vào nhóm vấn đề về: Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; địa giới hành chính; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính đất đai, giá đất...

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị xem xét một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Khẩn trương báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... khẩn trương tổ chức tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), chậm nhất trước ngày 20.3.2023.

Sửa Luật Đất đai: Không để ý kiến người dân không được tiếp thu, giải trình

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc tổng hợp lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải toàn diện, đầy đủ khách quan, trung thực, tôn trọng mọi ý kiến góp ý, không để xảy ra tình trạng có ý kiến không được tổng hợp, giải trình, tiếp thu đầy đủ.

Xác định nguyên nhân khiến hơn 70 học sinh trường Kim Giang bị ngộ độc

Thùy Linh |

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố nguyên nhân khiến 72 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện với các biểu hiện ngộ độc là do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà.

U23 Việt Nam về nước, ông Troussier đối diện những nỗi lo

ĐÌNH THẢO |

Huấn luyện viên Troussier sau Doha Cup 2023 đã nói rằng đội tuyển U23 Việt Nam có quá ít cơ hội để thi đấu trong quãng thời gian dài, nên chưa có được trạng thái và phong độ tốt nhất.

Bí thư Hạ Long được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (30.3), tại kỳ họp 13, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14, nhiệm kỳ 2021-2026 đã bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021-2026.

Thêm 2 người ngộ độc sau khi ăn cá muối ủ chua tại Quảng Nam

Hoàng Bin |

Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi món cá muối ủ chua, món ăn đã khiến 1 người chết, 9 người nguy kịch do ngộ độc Botulinum trước đó.

Trường học chưa "rộng cửa" để phụ huynh góp mặt kiểm soát bếp ăn bán trú

Thùy Linh |

Hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân- Hà Nội) phải nhập viện với các biểu hiện ngộ độc sau chuyến đi dã ngoại. Vụ việc tiếp tục làm dấy lên lo ngại ở các phụ huynh học sinh, về sự an toàn cho con em mình khi tham gia ăn bán trú tại các trường học.

Chuẩn bị xem xét một số vấn đề lớn cần xin ý kiến về Luật Đất đai sửa đổi

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Khẩn trương báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... khẩn trương tổ chức tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), chậm nhất trước ngày 20.3.2023.

Sửa Luật Đất đai: Không để ý kiến người dân không được tiếp thu, giải trình

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc tổng hợp lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải toàn diện, đầy đủ khách quan, trung thực, tôn trọng mọi ý kiến góp ý, không để xảy ra tình trạng có ý kiến không được tổng hợp, giải trình, tiếp thu đầy đủ.