Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn xuất hàng trở lại, đảm bảo nguồn cung

Cường Ngô |

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ bán trở lại các sản phẩm xăng dầu từ kho dự trữ, tùy theo kế hoạch nhận hàng của đối tác bao tiêu và các đơn vị đầu mối tiêu thụ sản phẩm xăng dầu. Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đây là tin vui cho thị trường xăng dầu trong nước những tháng cuối năm.

Sẵn sàng xuất bán nguồn dự trữ xăng, dầu tại các bồn bể

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP), Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã hoàn thành được 70% kế hoạch bảo dưỡng tổng thể. Tính đến hết ngày 20.9, tức là sau hơn 22 ngày từ khi tạm dừng sản xuất, tiến độ bảo dưỡng tổng thể nhà máy đã đạt trên 70% kế hoạch, đảm bảo điều kiện để vận hành an toàn trở lại khu vực xuất bán xăng dầu.

Lượng xăng dầu xuất bán được lấy từ nguồn dự trữ tại các bồn bể, gồm 75.000m3 dầu diesel và 9.000m3 xăng. Lượng xăng dầu này chủ yếu tiêu thu cho thị trường địa phương.

Ông Lê Nguyễn Quốc Vinh - Giám đốc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - cho biết: "Từ ngày 20.9, chúng ta có thể xuất hàng trở lại từ cả 3 đường, đường biển, đường bộ và đường ống.

Bên cạnh đó, với tiến độ bảo dưỡng hiện tại, từ ngày 7, 8.10 thì phân xưởng xử lý dầu thô, chưng cất dầu thô đầu vào có thể khởi động lại và dự kiến khoảng ngày 15.10 thì phân xưởng dầu thô và một số phân xưởng công nghệ khác bắt đầu từng bước có lại sản phẩm. Với tiến độ như vậy thì bảo dưỡng tổng thể sẽ đạt tốt hơn so với kế hoạch đề ra".

Hiện các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Anh Phát Petro, PVOil, Petrolimex Thanh Hóa… đang tích cực làm việc với Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn PVNDP để chuẩn bị sớm nhất cho việc lấy hàng từ nhà máy, đáp ứng nhu cầu xăng, dầu trên thị trường.

Chiếm 35-40% thị phần, lo ngay ngáy mỗi khi nhà máy gặp sự cố

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn do 4 liên doanh trong nước, quốc tế góp vốn, gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản). Trong đó, phía doanh nghiệp Việt Nam chỉ góp vốn 25,1%; nhà máy này vận hành thương mại từ cuối năm 2018, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, chiếm 35-40% thị phần.

Trao đổi với Lao Động ngày 21.9, một lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, việc Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn bảo dưỡng định kỳ trong tháng 8 không ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu trong nước.

Bởi, Bộ Công Thương đã có kế hoạch phân giao tổng nguồn nhập khẩu ngay từ đầu năm và thường xuyên bám sát, theo dõi tình hình sản xuất của 2 Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Bình Sơn để có chỉ đạo kịp thời trong mọi tình huống. Lượng nhập khẩu đảm bảo sẽ bù đắp được nguồn cung xăng dầu thiếu hụt từ việc bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

"Từ đầu năm đến nay, tình hình nguồn cung xăng dầu cơ bản ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng tôi sẽ theo dõi để thực hiện nghiêm kế hoạch của Bộ Công Thương về phân giao tổng nguồn nhập khẩu để đảm bảo ổn định nguồn hàng cho nhu cầu sử dụng trong nước" - vị lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước cho hay.

Trước đó, nói về kế hoạch bảo dưỡng của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn tại buổi làm việc với các doanh nghiệp cuối tháng 6.2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu PVN và Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn có phương án (kỹ thuật, nhân lực, vật tư nguyên liệu) hoạt động hết hoặc vượt công suất. Các doanh nghiệp đầu mối phải chủ động nhập khẩu từ tháng 7, không được để đứt gãy nguồn hàng.

Trong những đợt khan hiếm xăng dầu thời gian qua, việc giảm sản xuất của Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn được cho là nguyên nhân không nhỏ. "Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, mỗi lần gặp trục trặc, bị làm sao là chúng tôi mất ăn mất ngủ" - đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại họp báo thường kỳ của bộ hồi tháng 5.2023.

Theo ông, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành trong lĩnh vực dầu khí, việc giải quyết trong Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là vấn đề nội tại của nhà máy này. Còn bộ ngành, hoặc bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước nào cũng chỉ tham gia theo đúng các thoả thuận của các bên đã có cam kết. Đây cũng là điểm khó trong vấn đề xử lý. Cái khó nhất là Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm 35-40% thị phần, nhưng chúng ta không có quyền quyết được. Đồng thời trong quá trình hoạt động mỗi một năm, nhà máy có ít nhất 30-45 ngày bảo dưỡng, chưa kể các trục trặc về kỹ thuật.

"Do vậy, Bộ Công Thương sẽ quyết liệu bám sát, làm ở mức tốt nhất, cao nhất đảm bảo nguồn cung” - ông Hải nêu.

Giá xăng vượt 25.700 đồng/lít

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính vào chiều 21.9, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 870 đồng, lên mức 25.740 đồng/lít và E5 RON 92 đắt thêm 720 đồng/lít, có giá 24.190 đồng/lít.

Giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, dầu diesel là 23.590 đồng/lít, tăng 540 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 23.810 đồng, tăng 630 đồng, dầu mazut tăng 140 đồng, có giá mới là 17.840 đồng/kg.

Như vậy, giá xăng trong nước có đợt tăng thứ 7 trong vòng hơn hai tháng qua. Sau điều chỉnh, giá mặt hàng này tương đương hồi tháng 8.2022.

Kỳ điều hành hôm nay, liên bộ tiếp tục không trích lập từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhưng tăng chi từ quỹ này để kìm mức tăng của các mặt hàng. Cụ thể, mức xả quỹ với các mặt hàng xăng, dầu (trừ dầu mazut) tại kỳ điều hành hôm nay là 300 đồng/lít, kg. Anh Tuấn

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Miếng “gân gà” Lọc hóa dầu Nghi Sơn và "con tin" của thị trường xăng dầu

Hoàng Lâm |

“Mỗi lần nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ. Hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục gặp tình trạng như vậy. Chúng ta phải làm thế nào, liệu có “không ngủ” mãi được không, phải có giải pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này".

Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, Bộ Công Thương lo "mất ăn mất ngủ"

Thái Mạnh - Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chiếm 40% lượng xăng dầu trong nước, thường xuyên xảy ra "sự cố" và phía Việt Nam chỉ nắm 20% lượng vốn nên thường xuyên khiến Bộ Công Thương phải "mất ăn, mất ngủ".

"Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ"

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm tới 35-40% nhu cầu của thị trường nội địa. Do vậy, mỗi lần nhà máy trục trặc, lãnh đạo bộ "mất ăn mất ngủ".

Tiệm lồng đèn Trung thu bằng vỏ lon hiếm hoi giữa Sài Gòn

Như Quỳnh |

Những chiếc lồng đèn Trung thu bằng lon do ông Nguyễn Văn Tuấn treo tại góc nhỏ trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1, TPHCM) khiến nhiều người phải ngoái nhìn.

Xuất hiện áp thấp mới gần Biển Đông

Song Minh |

Vùng áp thấp được phát hiện cách Infanta, Quezon, Philippines 125 km về phía đông đông bắc.

Khai mạc ASIAD 19: Vì một nền thể thao Việt Nam mạnh mẽ

HOÀI VIỆT |

Hôm nay (23.9), Lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) chính thức diễn ra tại Sân vận động Olympic Hàng Châu.

Đảo lộn cuộc sống vì chung cư mini không cho gửi xe

THU GIANG |

Từ vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ khiến nhiều người tử vong, các đoàn kiểm tra của quận Thanh Xuân (Hà Nội) mới đây đã bất ngờ yêu cầu chủ tòa nhà di dời xe máy, xe đạp điện ra khỏi chung cư mini, nhà trọ khiến nhiều người dân hoang mang.

Để hoàn thiện sớm cao tốc ở Đắk Lắk phải chuyển đổi nhanh đất rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk, muốn địa phương hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch để triển khai xây dựng tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa thì Trung ương phải sớm cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vùng dự án đi qua.

Miếng “gân gà” Lọc hóa dầu Nghi Sơn và "con tin" của thị trường xăng dầu

Hoàng Lâm |

“Mỗi lần nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ. Hiện nay, đã, đang và sẽ tiếp tục gặp tình trạng như vậy. Chúng ta phải làm thế nào, liệu có “không ngủ” mãi được không, phải có giải pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này".

Lọc hóa dầu Nghi Sơn trục trặc, Bộ Công Thương lo "mất ăn mất ngủ"

Thái Mạnh - Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho biết, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chiếm 40% lượng xăng dầu trong nước, thường xuyên xảy ra "sự cố" và phía Việt Nam chỉ nắm 20% lượng vốn nên thường xuyên khiến Bộ Công Thương phải "mất ăn, mất ngủ".

"Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn bị làm sao, chúng tôi mất ăn mất ngủ"

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn chiếm tới 35-40% nhu cầu của thị trường nội địa. Do vậy, mỗi lần nhà máy trục trặc, lãnh đạo bộ "mất ăn mất ngủ".