Tái cơ cấu EVN đặt mục tiêu quá lớn thì không thực hiện được

TIẾN NGUYỄN |

"Chúng ta nỗ lực làm mà đánh giá không sát thực tiễn, đặt mục tiêu nội dung quá lớn, ngoài khả năng thì không thực hiện được" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh khi nói về đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Ngày 11.5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giai đoạn 2021-2025.

Đề án cơ cấu lại EVN đặt mục tiêu phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

EVN đề xuất, đối với công ty mẹ EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Đối với các đơn vị thành viên, EVN đề xuất giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu công ty mẹ EVN đối với một số chi nhánh.

Đồng thời, đề xuất danh mục các doanh nghiệp do EVN giữ 100% vốn điều lệ, 50% vốn điều lệ, dưới 50% vốn điều lệ, và triển khai thực hiện thoái vốn…

Tại cuộc họp, đại diện EVN báo cáo thêm về tình hình sản xuất, kinh doanh của tập đoàn trong năm 2021, 2022 và những tháng đầu năm 2023, đồng thời nêu một số kiến nghị liên quan đến giá bán điện, dòng tiền… để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Ảnh VGP
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Ảnh: VGP

Theo Cổng thông tin Chính phủ, tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị đại diện các bộ, ngành đánh giá kỹ lưỡng kết quả tái cơ cấu EVN trong giai đoạn 2016-2020.

Phân tích làm rõ nguyên nhân, bài học về những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng đề án cơ cấu lại EVN trong giai đoạn tới đảm bảo triển khai khả thi, hiệu quả.

Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực xây dựng đề án của EVN và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời lưu ý, EVN là một trong những tập đoàn lớn, sản phẩm có tính chất đặc biệt đối với đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, do đó, việc xây dựng đề án tái cơ cấu giai đoạn tới phải đánh giá rất sát thực tiễn, đặt mục tiêu phù hợp và có các giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả.

"Chúng ta nỗ lực làm mà đánh giá không sát thực tiễn, đặt mục tiêu nội dung quá lớn, ngoài khả năng thì không thực hiện được" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN căn cứ Quyết định 360/QĐ-TTg, các nghị quyết của Chính phủ để xây dựng mục tiêu, nội dung của đề án.

Mục tiêu là phải đưa EVN trở thành tập đoàn mạnh trong lĩnh vực năng lượng, đáp ứng nguồn điện phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu của người dân, hỗ trợ cho người dân vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn. Tập đoàn phải kinh doanh hiệu quả, bền vững, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý tại cuộc họp, hoàn chỉnh dự thảo đề án. Trên cơ sở mục tiêu và thực tế hoạt động, yêu cầu đặt ra, căn cứ quy định pháp luật hiện nay để thiết kế mô hình EVN cho phù hợp với mô hình của một doanh nghiệp lớn.

Phó Thủ tướng đồng tình với các giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực; đẩy mạnh chuyển đổi số và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; nghiên cứu, thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng… và đề nghị phải làm rõ các nội dung này trong đề án, tính toán kỹ cơ cấu về quản trị doanh nghiệp.

TIẾN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Quy hoạch điện VIII để phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

COVID-19 chưa hết ám ảnh kinh tế thế giới

Thanh Hà |

Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc nhận thấy, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu còn mờ nhạt khi những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn.

Cập nhật giá vàng sáng 18.5: Ồ ạt mua gom, kỳ vọng phá đỉnh

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 02h10 ngày 18.5, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.983,7 USD/ounce.

Tìm hiểu cuộc đời, tư tưởng, phong cách của Bác qua “Tủ sách di sản Hồ Chí Minh”

Hương Lê |

Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2023), Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu tới bạn đọc nhiều cuốn sách, tư liệu quý về cuộc đời cũng như hoạt động cách mạng của Bác.

Chuyển hướng bán online, nhiều mặt bằng treo bảng cho thuê mà vẫn... ế

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh - Nhiều mặt bằng ở các quận huyện, nhất là khu trung tâm TP treo bảng cho thuê, thậm chí chủ nhà hạ giá thuê nhưng vẫn không có ai thuê.

Vụ trục lợi đền bù ở Quảng Nam, xuất hiện đối tượng hăm dọa người dân

Hoàng Bin |

Quảng Nam – Khi các hộ chấp hành việc tháo dỡ công trình vi phạm thì có một số đối tượng hăm dọa và đốt lán trại của người dân, gây hoang mang, khiến việc tháo dỡ chậm trễ.

Làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.

Quy hoạch điện VIII để phát triển các khu công nghiệp, cụm kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng, có độ phức tạp cao và được nhiều cơ quan, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học cũng như các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.