Làm gì để EVN tránh khoản lỗ dự kiến gần 93.000 tỉ đồng

Cường Ngô |

Nếu giá điện vẫn giữ nguyên như hiện nay, đến hết tháng 5.2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ không còn tiền trong tài khoản. Tổng số lỗ lũy kế năm 2022-2023 của EVN sẽ lên tới hơn 93.000 tỉ đồng.

Đối mặt với thách thức hết tiền trong tài khoản

Trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương của EVN, đơn vị này cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ - EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỉ đồng.

Tình hình tài chính năm 2023, doanh nghiệp này dự báo "còn u ám hơn năm qua rất nhiều". Theo đó, năm nay, Công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia dự kiến lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 64.941 tỉ đồng, nếu giá bán lẻ điện giữ như hiện hành.

Trong đó, 6 tháng đầu năm EVN dự kiến lỗ 44.099 tỉ đồng và 6 tháng cuối năm dự kiến lỗ 20.842 tỉ đồng. Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỉ đồng.

EVN lo lỗ đậm trong năm 2023 nếu không có phương án tăng giá điện. Ảnh: Cường Ngô
EVN lo lỗ đậm trong năm 2023 nếu không có phương án tăng giá điện. Ảnh: Cường Ngô

Hậu quả của việc không được tăng giá điện ở mức hợp lý để bù đắp chi phí gây tình trạng mất cân đối dòng tiền hoạt động và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hệ quả có thể nhìn thấy rõ là việc cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

Cần hài hoà lợi ích

Trước đề xuất tăng giá điện của ngành điện, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính cho biết, giá bán điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chi phí năng lượng như điện chiếm tới gần 60% giá thành sản phẩm.

Trong bối cảnh nhà nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện càng phải cẩn trọng. Tăng giá điện là nhu cầu tương đối cấp bách của EVN.

Tuy nhiên, mức tăng giá như thế nào và tăng khi nào là bài toán của cơ quan chức năng để hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong những năm qua, giá điện được giữ ổn định, không tăng giá theo quy định tại Quyết định số 648 ngày 20.3.2019 của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

Giá bán lẻ điện ở Việt Nam do Nhà nước quản lý và chia theo nhiều mức, nên giá điện tính trong CPI là giá điện sinh hoạt thực tế bình quân người dân phải chi trả cho 1 kWh điện tiêu thụ, phụ thuộc vào lượng điện tiêu thụ ở các mức nhiều hay ít.

Là mặt hàng thiết yếu trong tiêu dùng của hộ dân cư nên biến động về giá điện có tác động không nhỏ tới lạm phát. Bình quân năm 2022, chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,8% so với năm trước đã tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,13 điểm phần trăm, ngược xu hướng năm 2021 biến động giá điện sinh hoạt làm CPI giảm 0,03 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, giá điện trong nước đã bị kìm giữ không tăng trong mấy năm qua, trong khi giá than, giá khí dùng trong sản xuất điện tăng cao, cơ cấu nhiệt điện, điện khí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng điện phát ra.

Nếu tăng giá điện trong năm 2023 sẽ tạo áp lực lên lạm phát do tăng chi phí sản xuất và chi tiêu dùng cuối cùng, đồng thời làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Theo tính toán, nếu giá điện tăng 8% làm lạm phát tăng 0,5%; nếu giá điện tăng 10% sẽ làm lạm phát tăng 0,61%. Tuy nhiên đã đến lúc Chính phủ cần điều chỉnh giá điện, để tạo nguồn lực cung cấp đủ điện cho nhu cầu của nền kinh tế, nếu không sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế.

"Điện là mặt hàng năng lượng quan trọng, không thể thiếu trong sản xuất và tiêu dùng. Bộ Công Thương cần dự báo, xây dựng kế hoạch, giải pháp để cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào đối với từng quý trong năm 2023", ông Lâm nói.

Bên cạnh đó, theo ông Lâm, để ứng phó với khủng hoảng năng lượng, không phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, tránh các tác động từ vấn đề địa chính trị toàn cầu không thể đoán trước, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, cắt giảm chi phí do giá năng lượng tăng cao, tăng lợi nhuận trong dài hạn, cải thiện hình ảnh thương hiệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư.

"Chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ giúp doanh nghiệp vượt lên trước đối thủ và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường", ông nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.

Hơn 92% ý kiến chọn cơ cấu 5 bậc khi sửa biểu giá điện sinh hoạt

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có kết quả thống kê ý kiến góp ý về các phương án sửa cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt từ các đơn vị liên quan.

Đại biểu Quốc hội cho rằng thời điểm này tăng giá điện là hợp lý

Nhóm PV |

Chính phủ giao Bộ Công Thương, phối hợp các cơ quan nghiên cứu phương án đề xuất của EVN, xây dựng lộ trình tăng giá điện, đồng thời đánh giá kỹ lưỡng tác động, đảm bảo sự tác động nhỏ nhất trong trường hợp có sự điều chỉnh giá điện.

Sử dụng song hành hộ chiếu có và không gắn chip điện tử

Việt Dũng |

Kể từ ngày 1.3.2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam.

Thanh Hóa: Người dân chặn xe tải chở đất trong nhiều ngày

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhiều ngày qua, người dân ở thôn Vạn Thành (xã Thăng Long, huyện Nông Cống) đã tập trung ra đường chặn xe tải chở đất, do tuyến đường đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động: Thanh tra sở LĐTBXH Bắc Ninh xác nhận có vi phạm

NHÓM PV |

Ông Nguyễn Hoàng Mạnh - Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa lên tiếng xác nhận về các vi phạm tuyển dụng lao động sau quá trình tiến hành thanh tra tại các đơn vị cung ứng và tiếp nhận lao động được nêu ra trong loạt bài điều tra "Vạch trần thủ đoạn tuyển dụng lao động" đăng tải trên Báo Lao Động.

Phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Hương Mai |

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 càng phải được đề cao.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

EVN lo lỗ đến hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ đồng, lại xin tăng giá điện

Cường Ngô |

Trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước lỗ luỹ kế hết năm 2023 hơn 93.000 tỉ và lại đề xuất tăng giá điện.

Hơn 92% ý kiến chọn cơ cấu 5 bậc khi sửa biểu giá điện sinh hoạt

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa có kết quả thống kê ý kiến góp ý về các phương án sửa cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt từ các đơn vị liên quan.

Đại biểu Quốc hội cho rằng thời điểm này tăng giá điện là hợp lý

Nhóm PV |

Chính phủ giao Bộ Công Thương, phối hợp các cơ quan nghiên cứu phương án đề xuất của EVN, xây dựng lộ trình tăng giá điện, đồng thời đánh giá kỹ lưỡng tác động, đảm bảo sự tác động nhỏ nhất trong trường hợp có sự điều chỉnh giá điện.